Tag

Hà Nội hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 06/11/2021 17:26
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% chi phí quản lý nhãn hiệu sản phẩm OCOP (đăng ký, thiết kế nhãn hiệu); Hỗ trợ in tem nhãn sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội (bao gồm cả thiết kế và in ấn) với số lượng tối đa không quá 2.000 tem nhãn/sản phẩm OCOP cấp thành phố.

Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Hoài Đức có 22 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1-2021 Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 4/11/2021 về triển khai hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội.

Theo kế hoạch này, thành phố sẽ hỗ trợ 100% chi phí quản lý nhãn hiệu sản phẩm OCOP (đăng ký, thiết kế nhãn hiệu); Hỗ trợ in tem nhãn sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội (bao gồm cả thiết kế và in ấn) với số lượng tối đa không quá 2.000 tem nhãn/sản phẩm OCOP cấp thành phố (sản phẩm trong thời gian còn giá trị được công nhận và hạn sử dụng sản phẩm; Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định); Tem nhãn sản phẩm có gắn logo OCOP thành phố Hà Nội và tích hợp truy xuất nguồn gốc (mã QR)...

Hà Nội hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP
Hà Nội hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP

Việc hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp thành phố quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP để phân biệt, nhận diện quảng bá thương hiệu sản phẩm; Hướng tới sản xuất, kinh doanh chất lượng, bền vững và phân phối sản phẩm OCOP chuyên nghiệp; Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước cho các chủ thể, sản phẩm OCOP cấp thành phố; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp thành phố quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP cũng ngăn ngừa những trường hợp làm giả, làm nhái các sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội; Bảo đảm uy tín thương hiệu của sản phẩm OCOP cũng như quyền lợi của người tiêu dùng; Giúp người tiêu dùng, các nhà phân phối nhận diện và phân biệt rõ ràng sản phẩm OCOP Hà Nội với các sản phẩm khác trong quá trình kết nối giao thương và tiêu thụ sản phẩm.

Thành phố phấn đấu 100% chủ thể có chứng nhận OCOP được hỗ trợ nhãn hiệu; 100% sản phẩm OCOP của thành phố được hỗ trợ in tem nhãn sản phẩm hàng hóa gắn với logo OCOP thành phố Hà Nội và tích hợp truy xuất nguồn gốc.

Hà Nội hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP
Thành phố phấn đấu 100% các chủ thể có chứng nhận OCOP được hỗ trợ nhãn hiệu

UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai hỗ trợ này theo đúng quy định pháp luật và thành phố, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ và thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm công khai, minh bạch.

Đồng thời TP yêu cầu các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kế hoạch tránh trùng lặp, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, triển khai công tác hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội theo quy định để các chủ thể biết, đăng ký tham gia; Thực hiện khảo sát, đề xuất các sản phẩm OCOP thành phố trên địa bàn tham gia hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, thực hiện hỗ trợ theo đúng quy định, bảo đảm thiết thực, phù hợp với lợi thế, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các chủ thể có sản phẩm OCOP được hỗ trợ cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến việc quản lý nhãn hiệu (đăng ký, thiết kế) và nội dung in tem nhãn cho từng sản phẩm OCOP; Bảo đảm không xâm phạm đến bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ còn hiệu lực hoặc có khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm