Hà Nội: Kết nối, giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP với các tỉnh miền núi phía Bắc
Hội thảo được tổ chức với mục đích kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phát biểu tại Hội thảo |
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới cho biết, Hội thảo nhằm kết nối, quảng bá các sản phẩm tiềm năng của Hà Nội và 15 tỉnh, thành phía Bắc và 11 tỉnh thành khác trong cả nước tham gia chương trình OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Hội thảo “Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP) TP Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc” |
Tại Hội thảo, vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hay đẩy mạnh chế biến sâu được các địa phương chia sẻ. Sản xuất phải ở nông thôn nhưng tiêu dùng phải ở thành phố. Các HTX, chủ thể sản phẩm OCOP tham dự Hội nghị cho biết, đưa được nhiều sản phẩm đến với người tiêu dùng Thủ đô là điều quan trọng nhất. Để làm được việc này, công tác xúc tiến thương mại phải thật tốt, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định hàng đầu.
Tham luận tại Hội thảo, các doanh nghiệp chủ thể OCOP đánh giá cao chương trình đã tổ chức kết nối, giới thiệu và tạo cơ hội giao thương sản phẩm OCOP giữa các nhà sản xuất với doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp để Hà Nội triển khai tốt chương trình OCOP vừa để các tỉnh, thành về kết nối, quảng bá sản phẩm, tạo cơ hội giao thương, kết nối đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, chia sẻ, đến tham dự Hội nghị kết nối giao thương còn có rất nhiều các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Aeon Mart… Trước đó, danh sách sản phẩm của các chủ thể OCOP cũng đã được đưa đến những hệ thống siêu thị này để có thể lựa chọn đa dạng hàng hóa đưa vào kênh phân phối.
Bà Hậu cho hay, để sản phẩm OCOP vào được các siêu thị, kênh phân phối hiện đại thì cần đảm bảo các giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên, có một thực tế, mặc dù các đơn vị đã được cấp chứng nhận về OCOP nhưng khi các siêu thị hỏi đến giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, giấy kiểm nghiệm thì hầu như các doanh nghiệp, chủ thể OCOP đều thiếu hoặc có nhưng lại hết hạn.
“Các hệ thống bán lẻ mong muốn đa dạng hóa sản phẩm trên kệ và họ không gây khó dễ cho các chủ thể OCOP. Vấn đề ở đây là các chủ thể không đáp ứng được yêu cầu về giấy tờ. Một vấn đề nữa là hai bên phải kết hợp để giữ uy tín của doanh nghiệp và uy tín của nhà bán lẻ”, bà Hậu nói.
Ông Đỗ Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho biết, đây là chương trình rất ý nghĩa với các doanh nghiệp. Tuy Hà Nội xuất phát điểm muộn hơn với các tỉnh, thành khác nhưng đến nay số lượng các sản phẩm OCOP và các hoạt động kết nối đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp chủ thể để kết nối, quảng bá, vì không dễ gì có thể đến gặp các đơn vị thu mua để kết nối như các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn...
Việc tổ chức sự kiện tại địa điểm Tây Hồ có điều kiện đặc biệt với số lượng người tiêu dùng lớn, nhiều người nước ngoài sinh sống và khách du lịch. Điều này không phải tỉnh, thành nào cũng có. Hà Nội mong muốn được đồng hành với các tỉnh, thành và có điểm kết nối, tư vấn để quảng bá thông tin.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Nông thôn mới Trung ương cho biết, Hà Nội là trung tâm với nhiều làng nghề, có nhiều dư địa để phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, Hà là thị trường tiêu thụ rất lớn, là nơi kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung Ương phát biểu tại Hội thảo |
Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP phải bảo đảm việc chuẩn hóa quy trình an toàn thực phẩm, sản xuất khép kín, bảo vệ môi trường... Để khi đến tay người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất. Thông qua chương trình này hy vọng trong thời gian tới sẽ dần trở thành hoạt động hằng quý, hằng tháng thường xuyên của Hà Nội, đặc biệt quận Tây Hồ sẽ phát triển được thế mạnh về du lịch và sản phẩm du lịch. Về phía cơ quan quản lý sẽ tổ chức đánh giá các tiêu chí sản phẩm OCOP chuẩn xác, đúng với giá trị thật của sản phẩm để chương trình ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả.
Tham dự hội thảo, các đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cho rằng, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được phát triển đã mở ra cơ hội vàng cho các chủ thể từ làng nghề đến các cơ sở sản xuất nông nghiệp phát huy, khai thác được hết tiềm năng, tinh hoa của các địa phương. Đặc biệt hơn, theo đại diện nhiều đơn vị là sự phát triển đó đồng thời tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho bà con khu vực nông thôn cũng như cho nhiều đối tượng lao động trên địa bàn.
Tại Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các chủ thể tham gia sự kiện với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm. 179 biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới trung ương, đại diện các tỉnh, thành phố có sản phẩm OCOP và các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết.
Ký kết ghi nhớ giữa đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới trung ương, đại diện một số tỉnh, thành phố và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trong tiêu thụ sản phẩm OCOP. |
Ký kết ghi nhớ giữa đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Trung ương, đại diện một số tỉnh, thành phố và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trong tiêu thụ sản phẩm OCOP |
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc |
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc |
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc |
|