Tag

Hà Nội không để hàng thủ công mỹ nghệ “núp bóng” doanh nghiệp ngoại

Kinh tế 11/10/2019 17:17
aa
TTTĐ - Với 1.350 làng nghề, Hà Nội là địa phương có thế mạnh về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu hay bán được giá, đa phần các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề phải “núp bóng” mang thương hiệu ngoại.

Hà Nội không để hàng thủ công mỹ nghệ “núp bóng” doanh nghiệp ngoại

Sau hơn 10 năm đăng ký thương hiệu sản phẩm Thủ công mỹ nghệ của Làng Bát Tràng đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.

Bài liên quan

Làng gốm Bát Tràng chính thức được công nhận là điểm du lịch của Hà Nội

Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp

Hà Nội: Đưa cán bộ trẻ về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp

{Chùm ảnh}: Hà Nội tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 10 năm đăng ký thương hiệu sản phẩm TCMN của Làng Bát Tràng đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.
Sau hơn 10 năm đăng ký thương hiệu sản phẩm TCMN của Làng Bát Tràng đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.

Hà Nội hơn 1.350 làng nghề

Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề (trong đó có một số làng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ), chiếm 45% tổng số làng nghề trong cả nước với khoảng 176.000 hộ làm nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động. Mặc dù vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung chưa tạo được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Cụ thể làng Cự Đà (huyện Thanh Oai – Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề làm tương và miến truyền thống... Sản phẩm miến có màu vàng óng hoặc trắng tinh, khi ăn có mùi vị thơm, dai, giòn. Nước tương Cự Đà óng vàng, thơm nồng, mang mùi vị đặc trưng.

Mặc dù là đặc sản Hà Nội nhưng sản phẩm miến và tương của Cự Đà lại chưa được nhiều người biết đến. Đây chính là điều trăn trở của những nghệ nhân làng Cự Đà.

“Không chỉ riêng miến, tương Cự Đà, tôi luôn trăn trở vì sao sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của mình chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Liệu có phải do người làng nghệ chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của quê hương hay vì lý do gì?”, nghệ nhân làng Cự Đà, ông Đinh Văn Tình chia sẻ.

Thực tế không chỉ làng nghề Cự Đà mà nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng đang rơi vào cảnh đìu hiu, ít được biết đến. Sản phẩm làng nghề muốn bán được giá phải “núp bóng” dưới doanh nghiệp xuất khẩu ngoại. Đặc biệt, những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề Việt đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chậm phát triển được là do, các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm thương hiệu.

Chủ động xây dựng thương hiệu

Sau hơn 10 năm đăng ký thương hiệu sản phẩm TCMN của Làng Bát Tràng đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.
Sau hơn 10 năm đăng ký thương hiệu sản phẩm TCMN của Làng Bát Tràng đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.

Theo hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam, 90% sản phẩm TCMN Việt Nam xuất khẩu đều thông qua các doanh nghiệp trung gian dưới dạng sản phẩm thô hoặc gia công cho những thương hiệu nước ngoài. Đã có không ít trường hợp, sản phẩm TCMN Việt Nam chỉ được bán với giá 15-20USD nhưng khi doanh nghiệp nhập khẩu gắn mác thương hiệu của họ thì giá trị sản phẩm đã tăng 40 lần.

Do vậy, để hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong quá trinh xuất khẩu không phải “núp bóng” thương hiệu quốc tế bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng thì làng nghề, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc xây dựng thương hiệu.

“Xây dựng thương hiệu là quyền lợi của chính doanh nghiệp và làng nghề. Do vậy để không phải “núp bóng” doanh nghiệp ngoại quốc, cách duy nhất là các doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu cho mình”, Chuyên gia sách, Chủ tịch HĐQT Cong ty PDCA, ông Hoàng Đình Trọng chia sẻ.

Nhằm giúp doanh nghiệp làng nghề phát triển, thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã đồng hành với doanh nghiệp và làng nghề để phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh hoạt động đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đầu tư hạ tầng… TP Hà Nội còn dành nguồn kinh phí hỗ trợ, làng nghề xây dựng thương hiệu. Minh chứng cho điều này chính là Quyết định 4526/QĐ-UBND phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội năm 2019.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên UBND TP Hà Nội hỗ trợ các làng nghề xây dựng, quảng bá thương hiệu. Từ năm 2016 đến nay, TP Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu cho 30 làng nghề. Đồng thời tổ chức khoảng 15 hội chợ TCMN và quà tặng; 2 triển lãm – hội chợ “Mỗi làng một sản phẩm” thu hút trên 2.000 nhà nhập khẩu từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đến giao dịch.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, ông Đàm Tiến Thắng, cho biết: “Trong thời gian tới, TP tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu. Sở Công thương Hà Nội cũng sẽ tăng cường kết nối doanh nghiệp với thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, qua đó giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trao đổi, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài”.

Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, đòi hỏi chính các làng nghề phải chủ động quảng bá sản phẩm, đưa ứng dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào đổi mới sản xuất.

Đọc thêm

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm Kinh tế

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc Kinh tế

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP HCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đối với 6 dự án, chậm nhất trong quý III/2025.
Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế

Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Xem thêm