Tag

Hà Nội: Nhiều phường, thị trấn không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nông thôn mới 07/07/2020 09:43
aa
TTTĐ - Theo Nghị quyết vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua, toàn bộ 12 quận nội thành, 4 phường của thị xã Sơn Tây, 5 thị trấn của 5 huyện sẽ không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hà Nội: Nhiều phường, thị trấn không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội trình bày Tờ trình của UBND TP

Bài liên quan

Cần hỗ trợ một phần khó khăn cho người dân ở khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi

Hà Nội: Thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi để đảm bảo bình ổn giá thịt lợn

Sáng 7/7, tại Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội, với 92/92 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỷ lệ 100%, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của UBND TP Hà Nội.

Theo Tờ trình của UBND TP do ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội trình bày, đến tháng 5/2020, thành phố có khoảng 207.587 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong đó, các phường thuộc những quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đề xuất không được phép chăn nuôi trên địa bàn hiện có 203.804 con gia súc, gia cầm của 3.354 trang trại, nông hộ (trong đó, 91.545 con gia súc, gia cầm của 3.300 nông hộ; 112.259 con gia súc, gia cầm của 54 trang trại).

Hiện trên địa bàn thành phố có tình trạng nuôi, chăn thả đàn trâu với số lượng lớn ở khu vực bãi sông Hồng, gầm cầu Vĩnh Tuy. Việc chăn nuôi ở các thị trấn huyện những huyện ven đô, khu đô thị với số lượng ít, hiệu quả kinh tế không cao; Môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh lớn, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm...

Vì vậy, 3.354 nông hộ, trang trại chăn nuôi với khoảng 2.606 lao động, trong đó 1.033 nông hộ, 2.066 lao động, 54 trang trại/540 lao động cần phải dừng hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

Theo Nghị quyết này, các khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), gồm: Các phường của những quận thuộc thành phố; 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây (Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi).

Các thị trấn của 5 huyện gồm: Thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); Trạm Trôi (huyện Hoài Đức); Đông Anh (huyện Đông Anh); Trâu Quỳ và Yên Viên (huyện Gia Lâm); Văn Điển (huyện Thanh Trì).

Các khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị quyết quy định sẽ hỗ trợ đối với lao động chăn nuôi khi chuyển đổi. Cụ thể, người chăn nuôi được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định gồm: Hỗ trợ chi phí học nghề, mức tố đa 3 triệu đồng/người/khóa học; Hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học; Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên…

Các cơ sở chăn nuôi di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi được hưởng ưu đãi theo chính sách của thành phố hiện hành.

Góp ý vào Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Lan Hương, tổ Thanh Trì cho hay, Nghị quyết sẽ tác động trực tiếp đến một bộ phận nhỏ người dân sinh sống ở các khu vực trên. Vì vậy, người chăn nuôi cần có sự quan tâm của địa phương, các cấp ngành với đối tượng người lớn tuổi, vì khó chuyển đổi việc làm. Hơn nữa, sau khi di dời, thành phố phải quản lý làm sao để không phát sinh thêm các cơ sở chăn nuôi mới; Đặc biệt quan tâm tại các huyện chuẩn bị lên quận.

Cũng theo đại biểu, khái niệm “thú cưng”, “thú cảnh” chưa rõ ràng, trong khi những loài này trong nhiều cơ sở như khách sạn cũng gây ô nhiễm môi trường nên các địa phương cần quan tâm quản lý về vệ sinh môi trường đối với những hộ, cơ sở có thú này mà Luật chưa điều chỉnh.

Đọc thêm

Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu Nông thôn mới

Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu

TTTĐ - “Lễ hội mua sắm 2024” với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn diễn ra từ ngày 20 - 24/12/2024, tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Nông thôn mới

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Từ ngày 27 - 31/12/2024, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội.
Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội Nông thôn mới

Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Từ ngày 25 - 29/12/2024, tại Khu Đô thị Vinhomes Royal City (72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững Nông thôn mới

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.
Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Xác định xây dựng Nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Diện mạo vùng nông thôn mới Hoàng Diệu ngày càng khởi sắc Kinh tế

Diện mạo vùng nông thôn mới Hoàng Diệu ngày càng khởi sắc

TTTĐ - Sau 8 năm triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã Hoàng Diệu (Chương Mỹ, Hà Nội) đã huy động 406,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội; trong đó có 6,9 tỷ đồng đóng góp của Nhân dân... Nhờ vậy, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa...
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Kết nối xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, HTX Nông thôn mới

Kết nối xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, HTX

TTTĐ - Những hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn TP Hà Nội nhằm tìm kiếm cơ hội cho thành viên liên minh các tỉnh thành tiếp cận các kênh phân phối.
Xem thêm