Tag
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong

Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa với tầm nhìn rộng, quyết tâm cao và cơ chế đủ mạnh

Tin tức 02/02/2022 08:02
aa
TTTĐ - Hà Nội đã xác định phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là giải pháp phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mà còn là mục tiêu chiến lược góp phần cụ thể hóa tầm nhìn phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố.
Quận Tây Hồ cần khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóaSớm hoàn thiện và triển khai Nghị quyết về công nghiệp văn hóa một cách căn cơ, bài bảnThống nhất về nhận thức và hành động trong phát triển công nghiệp văn hóaHà Nội cần tập trung phát triển công nghiệp văn hóa từ vốn di sản

Nhân dịp đầu Xuân, năm mới, Phó Bí Thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có những chia sẻ sâu hơn về nội dung này.

Hà Nội không chỉ có vốn di sản giàu có mà còn có nguồn lực con người to lớn

- Thưa Phó Bí thư Thành ủy, có ý kiến cho rằng, nước ta chậm trễ hơn trong phát triển các ngành công nghiệp văn hoá nhưng chúng ta có nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp này. Đồng chí đánh giá như thế nào về tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Là Thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm văn hóa lớn của cả nước, Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng nền văn hóa, văn minh của dân tộc; Nơi hội nhập, giao thoa và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chính vì vậy, vốn văn hóa, tiềm năng văn hóa của Hà Nội là thế mạnh riêng có, vượt trội so với các thành phố trong nước cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.

Hà Nội có tài nguyên văn hóa, kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; Trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản Tư liệu thế giới, 26 di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hà Nội còn là nơi có nhiều làng nghề nhất cả nước, là một trong số ít Thủ đô trên thế giới có tới 1.350 làng nghề, 1.173 lễ hội mới và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, 115 không gian sáng tạo đa lĩnh vực… và nhiều di sản văn hóa trực thuộc quản lý của các cơ quan Trung ương trên địa bàn. Đây là một nguồn lực vô cùng lớn, nền tảng quan trọng, vốn bền vững của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày báo cáo tại hội nghị
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong

Thế mạnh của Hà Nội để phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ là “vốn” di sản văn hóa giàu có, mà còn có nguồn lực con người to lớn, với trên 51,7% dân số trẻ, tập trung số nhà khoa học đầu ngành, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước; Nơi hội tụ nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa. Đây là nguồn lực vô cùng quý giá của Thủ đô. Bên cạnh đó, với vị thế là Thủ đô, Hà Nội còn có thế mạnh là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô các nước, quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, là thị trường rộng mở để sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ ngành công nghiệp văn hóa.

Hà Nội chúng ta luôn tự hào khi có những tiềm năng, thế mạnh nhưng cũng thắng thắn thừa nhận rằng hiện nay thành phố chưa thực sự phát huy hiệu quả để nó đem lại giá trị tương xứng. Nói cách khác, nếu chúng ta biết sử dụng, khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh này sẽ không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm văn hóa, mà còn là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sáng tạo, định vị những thương hiệu văn hóa mới, tạo nên sức hấp dẫn mới cho Hà Nội. Đây cũng là điều trăn trở, câu hỏi được đặt ra khi Hà Nội chủ trương nghiên cứu, tham vấn, lựa chọn và triển khai hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa phù hợp, với tầm nhìn rộng, quyết tâm chính trị cao và cơ chế chính sách đủ mạnh để khơi thông, phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người - tiềm năng, thế mạnh riêng có tạo nên lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trong thời gian tới.

Luôn ý thức trách nhiệm phải gương mẫu đi đầu

- Vì sao Hà Nội lựa chọn xây dựng nghị quyết về công nghiệp văn hóa trong nhiệm kỳ này, thưa đồng chí?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Hiện nay, phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang là một trong những mục tiêu, một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều nước trên thế giới. Các ngành công nghiệp văn hóa là động lực để phát huy, chuyển hóa tối đa giá trị văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, gia cường sức ảnh hưởng về chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia trong một thế giới hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa đã được Đảng ta đề ra tại Nghị quyết Đại hội XII và tiếp tục khẳng định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Được Chính phủ cụ thể hóa thành Chiến lược phát triển với tầm nhìn đến năm 2030.

Là Thủ đô, Hà Nội luôn ý thức trách nhiệm phải gương mẫu đi đầu, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, đảm bảo thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ đặt ra “Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước”. Theo đó, Hà Nội đã chủ động vận dụng vào tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển Thủ đô ở từng giai đoạn để triển khai cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, Chính phủ, bước đầu định hình hướng đi, xác định nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Cụ thể nhiệm kỳ Đại hội XVI đã ban hành Đề án “Đánh giá, đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đến nhiệm kỳ này, tiếp thu tinh thần mới Đại hội XIII của Đảng, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, thực hiện có hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU, Hà Nội đã quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ.

Đây được coi là bước đột phá trong phát triển Thủ đô, nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, gia tăng thu nhập, tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố và GDP quốc gia.

Việc Hà Nội ban hành Nghị quyết Chuyên đề cũng nhằm đánh giá và làm rõ thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Từ đó nhận diện đầy đủ tiềm năng, thế mạnh, những hạn chế, khó khăn, thách thức cần phải đối mặt để định vị tầm nhìn chiến lược với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thật sự có tiềm lực, mang đậm bản sắc văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.

Thông qua Nghị quyết Chuyên đề góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội. Trên cơ sở đó, định hướng các hoạt động phát triển ngành công nghiệp văn hóa bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người; Đồng thời bảo tồn khai thác tối đa tài nguyên văn hóa và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa đặc trưng của các địa phương trên địa bàn Hà Nội; Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa...

3050-8

Bốn quan điểm về phát triển công nghiệp văn hóa

- Đồng chí có thể chia sẻ về quan điểm, mục tiêu của Hà Nội đối với việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô hiện nay?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô được thành phố Hà Nội xác định dựa trên 4 quan điểm cơ bản cụ thể sau:

Thứ nhất, Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế đưa công nghiệp văn hóa thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Thứ hai, Phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thần “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững”; Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, sự thống nhất quản lý của Nhà nước trong định hướng, tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò động lực, là chủ thể sáng tạo của doanh nghiệp, cộng đồng và Nhân dân.

Thứ ba, Quá trình phát triển có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Vận dụng sáng tạo thành quả của khoa học công nghệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời kiến tạo các công trình, lĩnh vực văn hóa mới, hấp dẫn, có giá trị tốt đẹp, đáp ứng các nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, vừa thu hút du khách, nguồn lực từ quốc tế, vừa góp phần lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Thứ tư, Thành phố sẽ hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy hoạch để huy động, đầu tư, khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô vừa bao trùm, vừa bền vững.

Về mục tiêu, Hà Nội xác định mục tiêu chung đó là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; Hoạt động có tính chuyên nghiệp, với hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước và xuất khẩu. Trong đó, Hà Nội tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế riêng có của Thủ đô như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí.

Nhận thức sâu sắc, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao đối với một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển Thủ đô và đất nước, Hà Nội cũng đặt mục tiêu chiến lược với tầm nhìn cho từng giai đoạn cụ thể. Theo đó, đến năm 2025, đưa ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu có mức đóng góp từ 4-5% GRDP của thành phố. Đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu có mức đóng góp khoảng 7% GRDP của thành phố. Đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; Kinh tế, văn hóa xã hội phát triển toàn diện, bền vững và phấn đấu có mức đóng góp khoảng 10% GRDP của thành phố.

Ba trụ cột tạo đòn bẩy cho công nghiệp văn hóa

- Thưa Phó Bí thư, để tạo đòn bẩy cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, Hà Nội sẽ thực hiện những giải pháp nào?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, thành phố sẽ dựa trên các trụ cột là: Sáng tạo - thị trường - công nghệ và tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản như: Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và Nhân dân Thủ đô về vai trò, vị trí của công nghiệp văn hóa trong sự phát triển chung của Thủ đô; Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với lĩnh vực văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ; Mở rộng phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; Thu hút và hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa; Tăng cường, mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa.

Đặc biệt, một trong những giải pháp quan trọng Hà Nội đã, đang tập trung triển khai đó là thực hiện có hiệu quả 6 cam kết của Hà Nội với UNESCO khi gia nhập Mạng lưới các “Thành phố sáng tạo”. Cụ thể, Hà Nội đã triển khai xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, với nhiều biện pháp thúc đấy sáng tạo mang tính căn cơ, chiến lược như: Thành lập Trung tâm Thiết kế sáng tạo; Xây dựng Thành phố thông minh; Triển khai các dự án chuyển đổi số… nhằm tạo môi trường ươm mầm và nuôi dưỡng các tài năng trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, kết nối giữa truyền thống và hiện đại, các không gian sáng tạo… gắn với mục tiêu xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm của Thủ đô.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đấy phát triển văn hóa sáng tạo; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành,các tổ chức, doanh nghiệp và người dân Thủ đô về phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của sáng tạo, công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển Thủ đô trên nền tảng chuyển hóa các “nguồn lực văn hóa” thành “sức mạnh mềm” góp phần phát triển nhanh, bền vững Thủ đô.

Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của đồng chí!

Đọc thêm

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024 Tin tức

Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024

TTTĐ - Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn Hà Nội.
Mở rộng trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công Tin tức

Mở rộng trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - Chiều 1/7, nêu ý kiến thảo luận tại tổ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội Lê Anh Quân cho rằng: Giải pháp để đẩy mạnh đầu tư công là gắn trách nhiệm không chỉ của quận, huyện chủ đầu tư mà còn gắn với trách nhiệm của các Sở chuyên ngành ở những nội dung công việc liên quan.
Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội Tin tức

Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến vào công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; thông qua các nội dung Đại hội MTTQ TP lần thứ 18, nhiệm kỳ 2024-2029; kiện toàn Uỷ viên Uỷ ban MTTQ TP khoá 17.
Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô Tin tức

Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Theo kế hoạch, trước ngày 15/7/2024, các địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ đăng ký dự thi Hội thi “Dân vận khéo” cấp TP. Căn cứ số lượng các đội đăng ký dự thi, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tổ chức thi sơ khảo cấp TP trong tháng 8/2024 và chung khảo cấp TP trong tháng 9/2024.
Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành Tin tức

Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ) xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Xem thêm