Tag

Hà Nội: Phát triển Nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại

Nông thôn mới 13/04/2022 13:10
aa
TTTĐ - Sáng 13/4, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý I; Nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.
Hà Nội phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới Phát động cuộc thi ảnh “Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội” Hà Nội xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn Chung tay thắp sáng đường quê, xây dựng Nông thôn mới Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 chủ trì hội nghị. Tham dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04.

12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành thành phố; Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch COVID-19, tập trung tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy.

Ban Chỉ đạo Thành phố đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình tại 2 huyện (Đan Phượng và Ba Vì) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng xã, huyện Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao năm 2022; Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.

Về kết quả xây dựng huyện Nông thôn mới, đến nay, thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

Về kết quả xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, hiện Đan Phượng là huyện đi đầu của thành phố về xây dựng Nông thôn mới. Đến nay đã có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, có 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nội: Phát triển Nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại
Quang cảnh Hội nghị giao ban

Trong năm 2022, huyện Đan Phượng đã đăng ký thêm 6 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu và đang rà soát theo Bộ tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Trong năm 2021, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đánh giá, phân hạng được thêm 595 sản phẩm, đưa tổng số sản phẩm OCOP của thành phố đến nay có 1.649 sản phẩm.

Các hợp tác xã nông nghiệp và trang trại, làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất, đã và đang ngày càng phát huy vai trò phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Đến nay, có 3 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm không còn hộ nghèo; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,29%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn toàn thành phố đạt 91,5%. 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ…

Tại hội, đại diện các sở, ngành, quận, huyện đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 04. Trong đó, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến đề nghị thành phố quan tâm phát triển làng hoa đào Nhật Tân thành thương hiệu du lịch của Tây Hồ. Cùng với dự án cải tạo khu công viên nước hồ Tây, xây dựng đường Trịnh Công Sơn thành những địa điểm vui chơi, giải trí tiêu biểu của Thủ đô, việc phát triển làng đào Nhật Tân sẽ góp phần giúp quận Tây Hồ gìn giữ và phát triển làng hoa truyền thống của Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các huyện để phát triển các phố nghề truyền thống và quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc.

Để triển khai Chương trình số 04, năm 2021, quận đã hỗ trợ 32 tỷ đồng cho các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ và năm 2022 dự kiến hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng hỗ trợ xây hai trường học tại hai huyện này. Quận cũng đã đăng ký 27 sản phẩm OCOP và phát triển mô hình cung cấp trái cây sạch gắn với các nhà vườn.

Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng Nông thôn mới đã đạt được trong quý I/2022.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất tập trung còn chưa rõ nét; Việc quảng bá các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao vẫn chưa đạt yêu cầu; Việc xây dựng chuỗi sản xuất, quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Từ đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế, gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Hà Nội: Phát triển Nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các quận, huyện tiến hành rà soát toàn bộ các đơn vị đăng ký mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung để đôn đốc triển khai; Phấn đấu có nhiều hơn các điểm sản xuất tập trung, công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác để từ đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.

Các sở, ngành và các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch vùng huyện và phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp của các xã trên địa bàn thành phố để làm cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo các mục tiêu chương trình đề ra.

Để triển khai hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 đề nghị các quận, huyện, thị xã cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng trực tuyến...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các quận tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hỗ trợ các huyện của Hà Nội xây dựng Nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn như: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa…

Phấn đấu năm 2022, thành phố có thêm ít nhất 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, việc phát triển Nông thôn mới cần gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh và hiện đại.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm