Tag

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nông thôn mới 01/02/2020 20:44
aa
TTTĐ - Báo cáo tiến độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ xuân năm 2020, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tính đến ngày 1/2, bốn doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đã cấp đủ nước gieo cấy cho 52.784ha, đạt 58,68% diện tích sản xuất. Trong những ngày tới, các địa phương cần tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Bài liên quan

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Hà Nội lên phương án đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Chủ động phòng chống xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

58,68% diện tích gieo cấy của Hà Nội đủ nước sản xuất

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sau khi đợt xả nước đầu tiên từ các hồ chứa thuỷ điện để bổ sung nguồn nước cho gieo cấy vụ xuân 2020 kết thúc, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi bố trí cán bộ vận hành các trạm bơm, tiếp tục lấy nước từ hệ thống sông Hồng vào đồng ruộng.

Trong ngày hôm nay (1/2), bốn doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đang tiếp tục vận hành 168 trạm bơm với 269 tổ máy bơm các loại, tổng lưu lượng khoảng 336.750m3/h, tập trung cao độ cho công tác lấy nước vụ xuân.

Thống kê đến trưa nay, tổng diện tích canh tác vụ xuân trên địa bàn thành phố đã có nước đạt khoảng 53.000ha, bằng gần 60% kế hoạch. Trong đó, diện tích có nước đạt cao nhất tại: Phú Xuyên đã cấp đủ nước cho 99,7% diện tích, Đan Phượng 99%, Ứng Hòa 91,29%, Hoài Đức 86,62%, Mỹ Đức 85,5%, thị xã Sơn Tây 83,73%...

Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương có diện tích gieo cấy lớn nhưng tỷ lệ cấp nước sản xuất đạt thấp, như: Gia Lâm 3,94%, Phúc Thọ 15,6%, Sóc Sơn 16,82%, Ba Vì 23,2%, Quốc Oai 28,04%… Cá biệt, một số quận có sản xuất nông nghiệp như: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên vẫn chưa cấp nước.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mực nước sông Hồng đang ở mức thấp, không đủ điều kiện vận hành tối đa công suất các trạm bơm; nhân dân chưa thu hoạch xong rau màu; các doanh nghiệp thủy lợi bơm tích trữ trong hệ thống, chưa dẫn nước lên mặt ruộng…

Hà Nội tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hà Nội tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cùng với lấy nước, bà con nông dân các địa phương cũng đã tích cực xuống đồng làm đất, gieo cấy. Đến nay, diện tích làm đất đạt khoảng 35.100ha, bằng 39% kế hoạch. Diện tích đã gieo cấy đạt hơn 9.600ha, đạt gần 11% kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2020.

Trước diễn biến nguồn nước trong tháng 2/2020 được cho là còn nhiều khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi tranh thủ nguồn nước xả từ các hồ thuỷ điện để vận hành các trạm bơm, các công trình lấy nước để lấy, trữ nước vào hệ thống ao, hồ, đầm, kênh tiêu.

Tiếp tục điều chỉnh xả nước thủy điện phục vụ sản xuất

Trước nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Thủy lợi có công điện yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 11 tỉnh, thành phố khu vực trung du và Đồng bằng Bắc bộ và các công ty khai thác công trình thủy lợi vận hành tối đa công trình thủy lợi để tập trung cấp nước; tích trữ vào hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng... để dành tưới dưỡng.

Tính đến thời điểm hiện tại, 11 tỉnh, thành phố đã cấp đủ nước làm đất, gieo cấy cho 430.192ha, đạt 83% kế hoạch sản xuất vụ xuân. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hải Phòng đã hoàn thành (đạt 100%) kế hoạch lấy nước. Các tỉnh: Thái Bình đạt 96,3%; Hà Nam 91,89%; Nam Định 90,41%; Hưng Yên 87,13%; Ninh Bình 86,2%; Bắc Ninh 79,47%; Phú Thọ 77,63%; Hải Dương 72,6%; thành phố Hà Nội 58,68%. So với ngày 24/1, diện tích lấy đủ nước của 11 tỉnh, thành phố tăng 144.902ha, vượt 27%.

Đối với các địa phương có diện tích đủ nước thấp như các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đông Anh, Mê Linh (thành phố Hà Nội); huyện Mỹ Hào, Ân Thi (tỉnh Hưng Yên), Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách (tỉnh Hải Dương) cần lấy nước nhanh để kịp tiến độ chung, bảo đảm hoàn thành kế hoạch lấy nước trong đợt 2.

Hà Nội tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hà Nội tập trung cao độ cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Theo Tổng cục Thủy lợi, trong đợt lấy nước đầu tiên, 11 tỉnh, thành phố đã lấy đủ nước sản xuất vụ xuân cho 286.100ha, đạt 54% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Do ngày 25 và 26/1, trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố có mưa trên diện rộng với lượng mưa phổ biến 60 - 90mm và các địa phương vẫn tranh thủ vận hành công trình tiếp tục lấy nước. Tính đến ngày 31/1/2020, các địa phương đã lấy đủ nước cho 83% diện tích, vượt kế hoạch ban đầu.

Nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh mực nước hệ thống sông Hồng trong đợt lấy nước thứ hai. Cụ thể, giữ nguyên thời gian lấy nước tổng cộng 8 ngày (từ 0h ngày 5/2 đến 24h ngày 12/2).

Tuy nhiên, trong 3 ngày đầu tiên (từ 0h ngày 5/2 đến 24h ngày 7/2/2020) và 2 ngày cuối của đợt lấy nước (từ 0h ngày 11/2 đến 24h ngày 12/2/2020), mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Sơn Tây sẽ duy trì ở mức 2,5m; trong 3 ngày giữa của đợt lấy nước (từ 0h ngày 8/2 đến 24h ngày 10/2/2020), mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Hà Nội sẽ duy trì ở mức 2m.

Để sử dụng hiệu quả nguồn nước, phục vụ nhân dân làm đất, gieo cấy đúng khung thời vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp thủy lợi tại các địa phương theo dõi chặt chẽ nguồn nước, sẵn sàng vận hành trạm bơm khi nguồn nước cho phép; chống thất thoát cho các diện tích đã được cấp đủ nước.

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ thiếu nước vụ xuân

Đánh giá mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nếu lượng mưa chỉ đạt mức thấp, một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc sẽ đứng trước nguy cơ thiếu nước sản xuất vụ xuân 2020.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại khu vực miền núi phía Bắc, tổng lượng mưa từ đầu tháng 1/2020 đến nay phổ biến từ 30 - 50mm/tháng, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 56%. Một số trạm có mưa lớn như: Đình Lập (Lạng Sơn) 137mm, Lạng Sơn 105mm, Việt Trì (Phú Thọ) 111mm.

Tuy nhiên, mực nước các hồ chứa thuỷ lợi thuộc khu vực miền núi phía Bắc vẫn ở mức thấp. Hiện dung tích trữ các hồ đạt phổ biến từ 60 - 90% dung tích thiết kế, giảm khoảng 8,6% so với cùng kỳ tháng 12/2019. Trong đó, các tỉnh có dung tích trữ thấp là Điện Biên 38%, Sơn La 58%, Lạng Sơn 64%; Hòa Bình 63%; các tỉnh có dung tích trữ cao là Yên Bái 81%, Thái Nguyên 94%, Tuyên Quang 83%, Cao Bằng 87%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, đến cuối tháng 2/2020, dung tích trữ các hồ thủy lợi thuộc khu vực miền núi phía Bắc đạt khoảng 66% dung tích thiết kế. Hiện tại, chí có những hồ chứa trên địa bàn các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên đạt trên 80% là có thể đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất vụ Xuân 2020.

Riêng các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, dung tích trữ hiện tại của một số hồ chứa vừa và lớn đang ở mức thấp. Mức đạt so với dung tích thiết kế là: Pa Khoang 33%, Hồng Khếnh 13%, Na Hươm 48% (Điện Biên); Tiền Phong 26%, Cơ Muông 44%, Lái Bay 19% (Sơn La); liên hồ Phú Lão 43%, Me 34%, Đại Thắng 31%, Yên Bồng 34% (Hòa Bình).

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, nếu lượng mưa bị thiếu hụt nhiều sẽ có nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2020 tại một số huyện như: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa (Điện Biên); Lạc Thủy, Yên Thủy (Hòa Bình); Mai Sơn, TP Sơn La, Thuận Châu (Sơn La).

Tin liên quan

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm