Tag

Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng vụ đông

Nông thôn mới 24/10/2024 16:16
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão, ước tính lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Hà Nội thiệt hại gần 2.290 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Để góp phần phát triển sản xuất sau thiên tai, bão lũ và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông năm 2024.
Phú Xuyên đẩy mạnh sản xuất vụ Đông Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ước tính thiệt hại gần 2.290 tỷ đồng

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 22.848ha lúa bị gẫy, đổ, dập nát; 13.832ha lúa bị ngập; 10.830ha rau màu bị ngập, ảnh hưởng; 9.045ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 4.212ha thủy sản bị ảnh hưởng; 3.299 con gia súc bị chết; 453.104 con gia cầm bị chết, thất lạc… xảy ra khoảng 40 sự cố công trình đê điều và trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt… Ước tính thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp sau siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão là gần 2.290 tỷ đồng.

Để khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp sau bão, bù đắp sản lượng lương thực thực phẩm bị thụt giảm từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp cho rằng cần tập trung hỗ trợ sản xuất trồng trọt, nhất là phát triển một số loại cây trồng vụ đông để đáp ứng ngay việc khôi phục sản xuất.

Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những địa phương sản xuất cây vụ đông trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng cho nên đây là cơ hội để hộ nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần tăng lượng nông sản hàng hóa, đặc biệt là một số loại nông sản có giá trị chất lượng cao.

Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng vụ đông
Hà Nội là một trong những địa phương sản xuất cây vụ đông trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng

Thành phố đặt mục tiêu mở rộng diện tích sản xuất cây vụ đông, phấn đấu đạt 32.000 đến 33.000 ha, tăng 3.000 đến 4.000ha so với kế hoạch trước. Dự kiến sản lượng cây vụ đông đạt được khoảng 400.000 tấn, trong đó trên 322.000 tấn rau, 29.000 tấn khoai tây, hơn 33.000 tấn ngô, gần 12.000 tấn khoai lang… góp phần bù đắp sản lượng cây trồng bị thiệt hại do thiên tai trong vụ mùa.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố đã trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành nghị quyết về Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn thành phố năm 2024.

Đối tượng áp dụng nghị quyết là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện sản xuất cây vụ đông năm 2024 tại các diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại từ 30% trở lên do bão số 3 và mưa lũ sau bão. Chủng loại cây trồng được hỗ trợ là cây đậu tương, ngô, khoai tây, khoai lang, lạc, rau các loại. Thời gian áp dụng vụ đông năm 2024.

Nội dung, mức hỗ trợ sau khi đánh giá mức độ thiệt hại tại diện tích sản xuất nông nghiệp do bão số 3 và mưa lũ sau bão, hỗ trợ bổ sung kinh phí cho tổ chức, cá nhân triển khai gieo trồng cây vụ đông năm 2024 tại diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và cây trồng sinh trưởng, phát triển ổn định. Cụ thể, đối với đậu tương, ngô, lạc là 12 triệu đồng/ha; khoai tây, khoai lang là 30 triệu đồng/ha; rau các loại là 10 triệu đồng/ha.

Nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách cấp thành phố cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện. Tổng kinh phí dự kiến hơn 213 tỷ đồng.

Bảo đảm cung ứng hàng hóa dịp cuối năm

Để kịp thời góp phần ổn định tình hình sản xuất sau thiên tai bão lũ và hỗ trợ người dân, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ban, ngành thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã về việc triển khai thực hiện các giải pháp, nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả sau bão, xử lý môi trường, quản lý, chăm sóc diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng, phòng trừ dịch bệnh; khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là tại các diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ và đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo các đơn vị của ngành thực hiện tốt công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, kết nối cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng tới tận người sản xuất.

Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng vụ đông
Hà Nội đang khẩn trương khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp sau bão, bù đắp sản lượng lương thực thực phẩm bị thụt giảm từ nay đến cuối năm

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng cần thực hiện các biện pháp gia cố, sửa chữa hệ thống công trình trạm bơm, các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng; sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông, cầu, cống xung yếu; lập kế hoạch xây dựng lại những công trình hư hỏng nghiêm trọng không thể khắc phục.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương để triển khai các giải pháp tăng cường kết nối cung cầu, hoạt động điều tiết lưu thông, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung ứng hàng hóa dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu bổ sung nguồn vốn cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu bổ sung nguồn 2 vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã thành phố, Quỹ Khuyến nông thành phố theo quy định hiện hành của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên những công trình cần thiết đầu tư khắc phục sự cố đưa vào Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025, đồng thời rà soát đưa vào Kế hoạch đầu tư công giai đoạn đầu tư công trung hạn 2026 - 2030.

UBND thành phố cũng giao các sở Sở Tài chính, Công thương, Hội Nông dân thành phố, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có các giải pháp hỗ trợ nông dân về vốn, kết nối cung- cầu, tiềm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giãn - hoãn thu lãi để nông dân ổn định và phục hồi sản xuất…

Đối với UBND các quận, huyện, thị xã, UBND thành phố yêu cầu: Rà soát, đánh giá thiệt hại và triển khai các thủ tục để thực hiện hỗ trợ theo quy định. Đồng thời, tổ chức thực hiện Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và thực hiện thanh quyết toán theo quy định. Việc hỗ trợ kinh phí cần bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Xác định xây dựng Nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tác động của phân bón chứa Silic đến sinh trưởng, năng suất cây lúa Nhịp sống phương Nam

Tác động của phân bón chứa Silic đến sinh trưởng, năng suất cây lúa

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam vừa có nghiên cứu, phân tích về những tác động của phân bón chứa Silic trong việc sinh trưởng và năng suất cây lúa đưa đến nhà nông.
“Gỡ khó” cho các địa phương để hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

“Gỡ khó” cho các địa phương để hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến đôn đốc thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống nông dân Nông thôn mới

Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống nông dân

TTTĐ - Hà Nội từ lâu được biết đến là nơi hội tụ tinh hoa làng nghề Việt Nam. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững; đồng thời, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Nông thôn mới

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng

TTTĐ - Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

TTTĐ - Sau gần 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Quốc Oai đã có 135 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Sau khi hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023, hai xã Tiên Dược, Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục huy động nguồn lực, hoàn thiện các tiêu chí theo hướng kiểu mẫu.
Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế Nông thôn mới

Tiêu chí đánh giá Nông thôn mới cần sát với thực tế

TTTĐ - Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc sửa đổi một số nội dung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 321).
Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngay từ đầu năm 2024, cán bộ và Nhân dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã phát huy tinh thần đoàn kết, bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, xã tập trung xây dựng thôn thông minh, lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: Mô hình thôn thông minh và Giáo dục - Đào tạo.
Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành Nông thôn mới

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành

TTTĐ - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư với ngân sách lên tới hơn 25 tỷ đồng nhưng sau 6 năm hoàn thành, nhà máy ngừng hoạt động với lý do biến đổi khí hậu, nguồn nước để cung cấp không còn.
Xem thêm