Tag

Hải Phòng: Thu hút FDI, tạo động lực phát triển bứt phá

Doanh nghiệp 19/10/2023 08:33
aa
TTTĐ - Đến nay, Hải Phòng đã thành lập được 14 khu công nghiệp (KCN), một khu kinh tế (KKT), thu hút hơn 38 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước, trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Hải Phòng đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục Thành đoàn Hải Phòng tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023 Góp phần đưa Hải Phòng phát triển bứt phá Hải Phòng: Ký kết thực hiện quy trình đổi giấy phép lái xe trực tuyến Chợ phiên OCOP - bệ phóng đưa nông sản vươn xa
Nút giao tại đường Võ Nguyên Giáp, Hải Phòng
Nút giao tại đường Võ Nguyên Giáp, Hải Phòng

Khẳng định vai trò “đầu tàu” của KCN, KKT

Sau 30 năm thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế, Hải Phòng luôn duy trì vị trí trong nhóm đầu của cả nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI. Quá trình thu hút đầu tư có bước tiến mạnh cả về số lượng vốn và chất lượng dự án. Các tập đoàn kinh tế lớn đã lựa chọn Hải Phòng để đặt trụ sở chính và nhà máy sản xuất tập trung với quy mô lớn.

Giai đoạn ban đầu, từ năm 1993 đến năm 2007, Hải Phòng thành lập Khu chế xuất Đồ Sơn (sau này là KCN Đồ Sơn), KCN Nomura - Hải Phòng và KKT Đình Vũ - Cát Hải. Đến nay, Hải Phòng đã thành lập được 14 KCN, 1 KKT, thu hút hơn 38 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, thành phố có 494 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 24,9 tỷ USD và 214 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 13,2 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước, thứ 2 miền Bắc.

Hiện các nhà đầu tư đang hình thành xu hướng chuyển mạnh từ đầu tư chiều rộng sang chiều sâu, tập trung thu hút các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao; Những dự án sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường; Cơ bản hình thành được các hệ sinh thái đối với một số lĩnh vực như điện tử, ô tô, cơ khí chế tạo; Giảm dần các dự án thâm dụng lao động.

Kho ngoại quan và cảng Container Đình Vũ, Hải Phòng
Kho ngoại quan và cảng Container Đình Vũ, Hải Phòng

Số vốn FDI trung bình cho 1 dự án cấp mới trong KCN đạt 56 triệu USD, gấp 2,8 lần so mức trung bình cả nước và gấp 6,3 lần so với dự án bên ngoài KCN, KKT. Suất đầu tư trung bình khoảng 11triệu USD/ha.

Hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất vào thành phố với 8,7 tỷ USD, chiếm 41%; Nhật Bản 3,2 tỷ USD chiếm 15%; Hong Kong 2,6 tỷ USD chiếm 12%; Singapore 2,5 tỷ USD chiếm 12%… Các tập đoàn, công ty lớn trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và Việt Nam đã đầu tư vào KKT, KCN và đặt trụ sở tại Hải Phòng.

Nổi bật phải kể đến là dự án tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư 175.000 tỷ đồng; Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với 5 dự án đặt trụ trở tại KCN Tràng Duệ, vốn đăng ký 9,24 tỷ USD và dự án sản xuất lốp xe ô tô, vốn đăng ký 1,224 tỷ USD của Tập đoàn Bridgestone và các dự án tiêu biểu khác. Trong chuyến thăm gần đây, các nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc đã khẳng định Việt Nam là trọng tâm đầu tư trong thời gian tới, trong đó có thành phố Hải Phòng.

Việc phát triển KCN, KKT đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất ngành công nghiệp, có sức cạnh tranh cao. Doanh nghiệp trong KKT, KCN nộp ngân sách chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách thành phố Hải Phòng. Cụ thể, năm 2022 đạt 683.715 tỷ đồng, chiếm 82% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Sản xuất công nghiệp trong KKT, KCN đóng góp lớn vào kết quả tăng trưởng kinh tế của thành phố. Đưa tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) luôn giữ mức cao (năm 2022 đạt 14,5%), thành phố luôn đứng tốp đầu của cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng.

Giá trị xuất khẩu trong KKT, KCN tăng cao phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2022, giá trị xuất khẩu đạt 581.700 tỷ đồng (tương đương 24,9 tỷ USD), chiếm 95,2% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố Hải Phòng, đứng thứ 5 cả nước, đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Chỉ tính riêng giai đoạn 2020-2022, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.427.779 tỷ đồng chiếm 62,4% tổng giá trị xuất khẩu trong 30 năm qua.

Việc phát triển KCN, KKT đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Tính đến hết tháng 6/2023, các KCN, KKT Hải Phòng đã giải quyết việc làm cho hơn 191.277 lao động, chiếm 18,4% tổng số lao động các ngành nghề, lĩnh vực của thành phố.

Trong đó, lao động nữ chiếm khoảng 53%, lao động ngoại tỉnh chiếm 34%, lao động nước ngoài chiếm 2,1%. Chất lượng lao động thay đổi rõ rệt, thu nhập bình quân của lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KKT, KCN đạt 10,2 triệu đồng/tháng, gấp 1,46 lần so mức thu nhập bình quân cả nước.

Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng

Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng tiếp tục xây dựng thêm 10 KCN, 1 KKT với tổng diện tích 15.000 - 20.000ha trong những năm tới.

Đánh giá về nguyên nhân thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, xã hội thành phố, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, cho biết: “Trước hết, phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hải Phòng trong định hướng thu hút đầu tư tại địa phương.

Bên cạnh đó, Hải Phòng còn là thành phố có vị trí địa kinh tế chiến lược, với nguồn nhân lực dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi vượt như hội tụ đủ 5 phương thức vận tải; Là cánh cửa ra biển của các tuyến hành lang kinh tế, kết nối với các tỉnh và thị trường lớn Trung Quốc”.

Động lực, nguồn lực mới phát triển mới

Thời gian gần đây, hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại, có vai trò liên kết vùng. Kết cấu hạ tầng KCN, phát triển khu chức năng trong KKT được đầu tư, kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, góp phần hình thành chuỗi liên kết các KCN. Đặc biệt, trong những năm gần đây, TP Hải Phòng đã ưu tiên dành quỹ đất rất lớn quy hoạch nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN, cụm công nghiệp.

Các nhà đầu tư trong các KCN, KKT cũng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, nhiều thủ tục hành chính đã giảm thời gian giải quyết từ 20 - 30% so với thời gian theo quy định của pháp luật.

“Hiện chúng tôi đã chuẩn bị cho giai đoạn phát triển công nghiệp mới đến năm 2050. Theo đó, thành phố Hải Phòng quy hoạch 25 KCN với tổng diện tích khoảng 15.777ha (bao gồm 14 KCN đã được thành lập). Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu thành lập một KKT mới tại khu vực Nam Hải Phòng, dự kiến khoảng 20.000ha.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng phát biểu tại lễ khởi công khu nhà ở công nhân tại KCN Đình Vũ
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng phát biểu tại lễ khởi công khu nhà ở công nhân tại KCN Đình Vũ

Trong thời gian tới, TP Hải Phòng sẽ tập trung thu hút các ngành công nghiệp có chất lượng như: Công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo; Điện tử - tin học; Công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc thiết bị; Công nghiệp hỗ trợ… Đồng thời, thành phố tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện trở thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế; Xây dựng các khu đô thị hướng biển như Tràng Cát và VSIP; Ưu tiên quỹ đất sạch để xây dựng nhà ở cho công nhân…”, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thông tin.

Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2023
Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2023

Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cho biết: “Sự phát triển KKT và các KCN đã từng bước góp phần xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, thành phố khẳng định vị trí động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; Có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết 30-NQ/TW, Nghị quyết số 45-NQ/TW đã đề ra.

Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển tiếp các KCN, KKT theo mô hình KCN sinh thái, KCN xanh, các khu công nghệ và đổi mới sáng tạo là xương sống trong mô hình tăng trưởng. Thành phố cơ cấu lại nền kinh tế với 3 trụ cột chủ yếu là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại, trở thành động lực, nguồn lực mới phát triển thành phố nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung...”.

Đọc thêm

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0 Doanh nghiệp

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0

TTTĐ - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến viễn cảnh kinh doanh hoàn toàn mới. Với sự cải tiến vượt trội về công nghệ thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động, Big data, trí tuệ nhân tạo… các đơn vị kinh doanh, tiểu thương, nhà đầu tư được cung cấp thêm những công cụ giúp việc quản lý kinh doanh trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn.
NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu Doanh nghiệp

NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu

TTTĐ - Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) Kitao Yoshihisa đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 22.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.167 tỷ đồng.
Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh Doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh

TTTĐ - Vừa qua, Viện Chiến lược Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo khoa học “Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen” tại Hà Nội.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó, SeABank cũng thành công huy động 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 Doanh nghiệp

Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2

TTTĐ - Tám tháng sau khi Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng hủy quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, TAND tỉnh Gia Lai tiếp tục thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 của Công ty Cổ phần Lilama 45.3.
Ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt sản phẩm công nghệ mới Doanh nghiệp

Ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt sản phẩm công nghệ mới

TTTĐ - Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Hunonic Việt Nam tổ chức thành công "Hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm công nghệ mới và lễ ký kết hợp tác phân phối độc quyền sản phẩm giữa Công ty Cổ phần Hunonic Việt Nam và nhà phân phối Hunonic Hoàng Nguyễn khu vực Hà Nội".
Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Em sẽ dùng một phần tiền làm từ thiện Doanh nghiệp

Em sẽ dùng một phần tiền làm từ thiện

TTTĐ - Đây là tâm sự của em P.Đ.A, sinh viên năm 3 trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi trúng 200 triệu đồng tiền mặt nhờ giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày với Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình “Hè nóng thưởng nóng, giải nhiệt trúng thiệt”.
Agribank cùng tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa Doanh nghiệp

Agribank cùng tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa

TTTĐ - Với vai trò là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank luôn đồng hành, hỗ trợ nhu cầu vay vốn đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm