Tag

Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa

Nhìn ra thế giới 14/10/2018 16:21
aa
TTTĐ - Khi Trung Quốc quyết định cấm nhập rác thải để tái chế, nhiều quốc gia xuất khẩu mặt hàng này như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Liên minh Châu Âu… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàn Quốc, một trong những quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đô thị cao nhất thế giới cũng không ngoại lệ.

Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa

Hàn Quốc, đất nước tiêu thụ sản phẩm nhựa nhiều nhất thế giới, đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế rác thải lên 70% vào năm 2030 (Ảnh: CNA)

Chẳng những giá rác thải nhựa bị giảm mạnh mà 48 công ty tái chế rác thải của Hàn Quốc đã đồng loạt tuyên bố dừng thu gom phế liệu. Họ đưa ra lý do những mặt hàng này không mang lại lợi nhuận.

Sự việc này dẫn đến tình trạng rác thải không có người thu giữ, chồng chất trên vỉa hè ở nhiều thành phố lớn. “Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng mình đã xả quá nhiều rác. Chúng tôi bị sốc vì điều đó”, nhà hoạt động người Hàn Quốc Bae Sunyoung cho biết.

Một bãi thu gom rác thải nhựa ở Hàn Quốc (Ảnh: CNA)
Một bãi thu gom rác thải nhựa ở Hàn Quốc (Ảnh: CNA)

Toàn xã hội phải thay đổi

Trước tình hình trên, Bộ Môi trường Hàn Quốc buộc phải tổ chức cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan nhằm nhanh chóng đảm bảo duy trì mức độ thu gom, xử lý phế thải nhựa đúng tiến độ.

Trước mắt, Chính phủ Hàn Quốc quyết định sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty tái chế rác thải. Quan trọng hơn, Hàn Quốc phải tìm cách chuyển xuất khẩu rác thải sang xây dựng mô hình tái chế trong nước bền vững và giảm sử dụng nhựa.

Công ty Meerae Enterprise ở thành phố Cheong ju, cách thủ đô Seoul khoảng 110km, là một trong những doanh nghiệp thu gom rác thải gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng từ quyết định của Trung Quốc. Người đứng đầu công ty, ông Jung Namgyu cho biết, doanh nghiệp này đã phải cắt giảm nhân lực và giảm lương của nhân công.

Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa

Hiện tại, Meerae đang được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ bằng bản hợp đồng 3 tháng, trong đó nêu rõ công ty sẽ tiếp tục nhiệm vụ thu gom rác thải cho thành phố như cũ. Với mỗi cân rác thải thu gom, thành phố sẽ trả thêm 0,22 USD. Đây được cho là biện pháp tình thế nhằm giữ cho thành phố Cheongju luôn được sạch sẽ.

Tuy nhiên, ông Jung Namgyu lo ngại rằng khi bản hợp đồng kết thúc, rác thải sẽ tràn ngập đường phố. “Nếu chúng tôi không tiếp tục thu gom các chai nhựa PET, chúng sẽ bị đốt cháy như rác thông thường. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ tái chế rác thải chung của toàn đất nước và ảnh hưởng tiêu cực tới việc tái chế rác thải nhựa trên toàn cầu”, đại diện công ty Meerae khẳng định.

Trước tình hình trên, tháng 5/2018, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành các quyết định khắt khe nhằm thắt chặt việc sử dụng rác thải nhựa, đồng thời đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế rác trong nước từ 34% lên 70% vào năm 2030.

Kim Eun-kyung

Để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa, toàn xã hội cần phải thay đổi cách sản xuất, tiêu thụ, tái chế, thậm chí thay đổi cả văn hóa.

Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc Kim Eun-kyung

Theo đó, các nhà sản xuất đồ uống sẽ bị cấm sản xuất sản phẩm đựng trong chai nhựa màu từ năm 2020. Lý do đơn giản bởi việc tái chế chai nhựa màu tốn kém hơn so với các chai nhựa không màu. Bên cạnh đó, bất kỳ sản phẩm nào chứa các thành phần có hại như polyvinyl chloride (PVC) sẽ bị cấm, trong khi các sản phẩm nhựa khác khó tái chế sẽ dần bị loại bỏ.

Việc sử dụng túi nilon cũng sẽ được thắt chặt. Các gói sản phẩm bằng nhựa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa cũng bị ngăn cấm sử dụng. Trong khi đó, cốc nhựa dùng một lần, ống hút nhựa tại các quán cà phê và những nơi công cộng khác đang dần được loại bỏ, tiến tới không sử dụng vào năm 2027. Quy định do Chính phủ Hàn Quốc ban hành hồi tháng 9.

Cô Bae, một công dân Hàn Quốc khẳng định đã đến lúc người dân Hàn Quốc phải suy nghĩ đến việc giảm sử dụng nhựa. “Lẽ ra chúng ta phải suy nghĩ về cách giảm rác thải ngay từ đầu. Tất nhiên việc tái chế rác thải là quan trọng nhưng tái chế không phải là câu trả lời cuối cùng”, cô Bae cho biết.

Quy định khắt khe về sử dụng nhựa

Quyết định cấm sử dụng cốc nhựa trong tất cả các quán cà phê và các điểm công cộng được ban hành từ tháng 9 vừa qua được đánh giá là khó thực hiện. Theo đó, cốc nhựa chỉ được sử dụng trong trường hợp đựng đồ uống mang đi, còn tất cả khách hàng tại cửa hàng bắt buộc phải được phục vụ bằng loại cốc khác. Doanh nghiệp nào bị phát hiện vi phạm quy tắc mới này sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 2 triệu won (khoảng 2.400 USD).

Hàn Quốc cấm cốc nhựa và ống hút nhựa trong các quán cà phê từ tháng 9/2018
Hàn Quốc cấm cốc nhựa và ống hút nhựa trong các quán cà phê từ tháng 9/2018

Quyết định này sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người dân Hàn Quốc, bởi chỉ tính riêng ở thủ đô Seoul đã có hơn 18.000 quán cà phê đang hoạt động, nhiều hơn ở hai thành phố lớn của Mỹ là New York và Seattle cộng lại.

Một nữ sinh 23 tuổi, đang làm việc bán thời gian tại một quán cà phê ở Seoul cho biết, đã từng có suy nghĩ bỏ việc chỉ vì quy tắc mới khiến cô gặp nhiều rắc rối.

"Nhiều người không quen sử dụng cốc thủy tinh trong quán cà phê. Một số người phàn nàn với tôi và yêu cầu tôi đổi cốc. Nhiều người khác lại nói dối, họ nói rằng muốn cà phê đựng trong cốc nhựa để họ có thể rời quán trong trường hợp chưa uống xong. Có nhiều lý do khiến mọi người nói dối và tôi chán ngấy vì phải giải quyết chúng”, cô gái kể lại.

Hàn Quốc được biết đến là nước tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần lớn nhất trên thế giới, đạt mức 98,2 kg/người/năm, theo báo cáo của Chính phủ năm 2016.

Sau khi kế hoạch cắt giảm rác thải nhựa được ban hành, các nhà chức trách thành phố Seoul cũng cam kết sẽ giảm một nửa lượng rác thải nhựa sử dụng tại Thủ đô đến năm 2022.

“Chính quyền thành phố Seoul cũng sẽ tiến tới không sử dụng chai nhựa trong các cơ quan chính quyền thành phố và cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần trong các cuộc họp”, chính quyền thành phố cho biết.

Ngoài ra, các bệnh viện, rạp chiếu phim và thậm chí cả nhà tang lễ cũng sẽ buộc phải hạn chế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Ngay cả những chiếc túi nhỏ bằng nhựa đựng ô, vốn được phát ngay tại lối vào các tòa nhà, ga tàu điện ngầm, cũng sẽ bị cấm. Thay vào đó, những chiếc ô sẽ được sấy khô hoặc dùng khăn thấm nước.

Thủ đô Seoul, Hàn Quốc là nơi cư trú của hơn 10 triệu người dân, đang nỗ lực chiến đấu chống rác thải nhựa
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc là nơi cư trú của hơn 10 triệu người dân, đang nỗ lực chiến đấu chống rác thải nhựa

Chính quyền cũng có kế hoạch cấm cửa hàng phát túi nhựa cho khách sau khi mua hàng, trong bối cảnh túi nilon chiếm hơn 1/3 số lượng rác thải cần tái chế của thành phố. Người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng túi giấy hoặc hộp giấy, còn doanh nghiệp nào vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 300.000 won.

Hàn Quốc được biết đến là nước tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần lớn nhất trên thế giới, đạt mức 98,2 kg/người/năm, theo báo cáo của Chính phủ năm 2016. Nhà hoạt động vì môi trường Kim Hyun-kyung thuộc Liên đoàn Môi trường Hàn Quốc khẳng định, sự thay đổi là cần thiết, bất chấp sự than phiền của một bộ phận người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp.

“Chúng ta đang trong giai đoạn làm quen với sự thay đổi. Mọi người cần phải tạo thói quen không sử dụng cốc nhựa trong các quán cà phê mà không cần được thông báo”.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm