Tag

Hầu đồng và những biến tướng: Dọa con nhang “phải mở phủ thì thánh mới tha” (Kỳ 5)

Văn hóa 08/04/2016 05:06
aa
Chỉ sau khoảng chục năm hầu đồng, cô đồng Yên đã trở thành một trong những người giàu có nhất làng. Con nhang đến “kêu”, cô đều có chung một phương án giải quyết: Mở phủ thì thánh mới tha.

Hầu đồng và những biến tướng: Dọa con nhang “phải mở phủ thì thánh mới tha” (Kỳ 5)

Chỉ sau khoảng chục năm hầu đồng, cô đồng Yên đã trở thành một trong những người giàu có nhất làng. Con nhang đến “kêu”, cô đều có chung một phương án giải quyết: Mở phủ thì thánh mới tha.

* Hầu đồng và những biến tướng: “Dân chơi” 9X hầu đồng để thể hiện “đẳng cấp” (Kỳ 4)

Cha cất nóc đình, con “ăn lộc thánh”


Gần hai chục năm đã trôi qua, song người dân xã A.V., huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên vẫn nhớ rõ ràng việc cô đồng Yên được hưởng lộc thánh ra sao. Bố đẻ cô đồng Yên là một thợ mộc tài hoa nổi tiếng khắp vùng, ông thường được mời đảm nhiệm những công trình tâm linh như đình, chùa...

Khoảng đầu những năm 2000, ông nhận làm phần mộc cho ngôi đình của xã nhà. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến hôm làm lễ cất nóc. Lễ lạt ở ngoài đình xong, ông về nhà thì thấy bà vợ bảo sang nhà con rể ngay, cái Yên lạ lắm.


Hầu đồng và những biến tướng: Dọa con nhang “phải mở phủ thì thánh mới tha” (Kỳ 5)

Bà Phan Thị Tứ


Bà Phan Thị Tứ, hàng xóm nhà cô đồng Yên, nhớ lại: “Lúc ấy tôi với bà Yên đang làm cỏ lạc ngoài bãi thì tự dưng bà ấy ngất xỉu, chả biết giời đất thế nào nữa. Tôi phải vực bà ấy lên xe cải tiến để đưa về nhà. Khi tỉnh dậy, bà Yên nhìn tôi rồi bảo “nhà bác sắp có “bụi”. Lúc đấy nhìn mặt mũi bà Yên như người mất hồn, mắt thì đờ đẫn nên tôi nghĩ chắc bà này cảm nắng nặng quá nên nói linh tinh. Tôi cũng chẳng để ý gì. Nhưng hai tuần sau thì trong họ nhà tôi có người mất thật, mất vì tai nạn giao thông”.


Khi tỉnh lại, cô đồng Yên kể với mọi người rằng lúc ngất đi, cô thấy mái đình mới của làng, phía trên mái là quầng hào quang lớn lắm. Ông bố hỏi: “Có chắc là đình làng mình không, vì từ ngày dựng lại đình đến nay mày đã ra lần nào đâu?”. “Bà Yên nói chắc như đinh đóng cột: “Đình làng mình chứ làng nào được. Con còn nhìn thấy cả…thành hoàng cơ mà.”

Thấy bà Yên nói thế, lại thấy bà ấy “soi” cho mấy nhà đều đúng nên cả làng tôi bảo có khi là bà Yên được ăn lộc thánh. Hồi ấy làng tôi cũng nhiều người đến xem, nhưng sau này thì toàn người thiên hạ đến thôi, vì bà Yên “soi” chuẩn lắm. Hơn mười năm nay nhà bà ấy có làm ruộng nữa đâu. Chỉ xem bói với đi lễ, đi mở phủ thôi”, bà Tứ kể.


“Không mở phủ mà lễ thì thằng con nguy to”


Ông Đỗ Văn Vinh (58 tuổi ở thị trấn Thường Tín, Hà Nội) từng là con nhang đệ tử của cô đồng Yên trong một thời gian khá dài. Ông kể, khoảng mười năm trước gia đình ông có nhiều chuyện không vui, con cái chơi bời, lêu lổng, vợ chồng từ đó mà bất đồng quan điểm rồi cơm không lành, canh không ngọt. Ông sang Khoái Châu, tìm nhà cô đồng Yên theo lời “mách” của bạn bè.


7 giờ sáng ông sang đến nơi mà trong điện của cô Yên đã chật kín người. Ngoài sân cũng một nhóm người đang sốt ruột vì đông như thế thì không biết đến bao giờ mới đến lượt mình. Ông Vinh kiên nhẫn đợi, đến gần trưa thì ông “chuyển” được chỗ ngồi từ ngoài sân vào trong điện.


Hầu đồng và những biến tướng: Dọa con nhang “phải mở phủ thì thánh mới tha” (Kỳ 5)

Ông Đỗ Văn Vinh.


Ông Vinh kể: “Tôi cũng mua một cái lễ nhỏ, có hoa, quả và thẻ nhang. Vào điện, tôi đặt lễ 50 nghìn nữa. Hơn mười năm trước mà 50 nghìn là vẫn còn to lắm, tôi bán cơm, các cháu học sinh, sinh viên còn ăn suất 1000đ cơ mà. Thế mà nhiều người đặt lễ đến tận 100.000đ, 200.000đ. Thấy thế, tôi cũng chắc mẩm hẳn cô này phải “cao tay” lắm. Đến quá trưa thì đến lượt tôi.


Bà ấy hỏi tên tuổi, địa chỉ của tôi rồi bắt đầu “đọc”. Nghe giọng the thé của bà ấy tôi đã hơi sởn da gà. Nhưng chỉ thực sự sợ khi bà ấy “đọc” đúng hết mọi chuyện trong nhà tôi. Đến mức nhà tôi có cái giếng đào không dùng nữa, bên cạnh có gốc khế ngọt bà ấy cũng “đọc” đúng. Cả mấy góc tường rào nhà tôi, phía nào trồng cây nào bà cũng “đọc” không sai một cây nào cả.


Mới thế tôi đã toát mồ hôi rồi, thì bà Yên bảo cái giếng ấy nhà tôi có một vị thần, là nữ cư ngụ, vị ấy thiêng lắm. Vừa rồi nhà tôi chặt bớt một nửa cây khế là làm động đến “long mạch” của ngài, nên phải lễ tạ đi. Thằng con trai lớn nhà tôi bấy giờ mới đang học cấp 3, nó chơi bời, cắm xe cộ, bỏ học, đánh nhau. Bà ấy cũng “đọc” rõ ràng từng chi tiết, thậm chí là nó cắm xe mấy lần, cắm ở đâu, bây giờ còn nợ bao nhiêu tiền.


Rồi bà ấy bảo, thằng này có nợ tào quan, phải làm lễ trả nợ cho nó. Lại nặng căn nặng số nữa, không mở phủ mà lễ thì thằng này nguy to, một là dính đến tù tội, hai là nguy hiểm đến tính mạng. Tôi hốt quá, từ trước nữa tôi cũng “đi chợ” (cách gọi khác của việc đi xem bói) ở nhiều nơi rồi, nhưng chưa có ai “đọc” rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ như bà Yên cả”.


Ông Vinh về kể với vợ, hai vợ chồng ki cóp được bao nhiêu tiền đều phải mang ra lo làm lễ cho con. “Bấy giờ 100 triệu là vô cùng lớn. Thì như tôi kể ấy, tôi bán cơm lúc đấy có 1000đ/suất mà. Nhưng vợ chồng tôi nghĩ, bà ấy đã “cao tay” thế thì hẳn bà ấy sẽ giải quyết được nên bấm bụng bấm dạ mở phủ làm lễ cho con”, ông Vinh nói.


Chồng làm quản lý, em gái bán vàng mã, em trai hát văn


Vợ chồng ông Vinh trở thành con nhang đệ tử của cô đồng Yên từ buổi hầu ấy. Dần dần, khi đã thân tín, ông “phát hiện” ra rằng, trong số những người đã từng “gõ cửa” cô đồng Yên thì có đến 90% là phải tổ chức lễ lạt và đến 70% “được” cô “giúp” bằng việc phải mở phủ. Với việc lễ lạy thông thường và ở gần, tiền công của cô thấp nhất là 500 nghìn đồng (mười năm trước), chưa kể chủ nhà phải trả cho cô tiền đồ lễ mà cô mang tới, cô bảo đồ lễ ấy là cô… mua giúp.


Ông Vinh bảo: “Khi mở phủ cho người khác, bà Yên rất ít khi để họ đứng ra hầu thánh, mà phải là đích thân bà ấy. Sau mấy năm đi theo bà ấy như đệ tử, tôi phát hiện ra rằng bà ấy “đọc” mọi việc chính xác đến từng chi tiết nhỏ như thế là để “phủ đầu”, để người ta tin hoàn toàn. Sau đó bà ấy nói đến tai ương phía trước, rất khủng khiếp, nào là chồng chết, con chết, vợ chồng bỏ nhau, rồi bệnh tật... rồi bảo phải mở phủ để trả nợ, để “xin thì Thánh mới tha”.


Hầu đồng và những biến tướng: Dọa con nhang “phải mở phủ thì thánh mới tha” (Kỳ 5)

Ngôi nhà của cô đồng Yên.


Đến khi có dịp tiếp xúc với một số “đệ tử” thân tín khác của bà ấy, thấy họ cũng cùng một kiểu giống mình thì tôi nghi ngờ, nhưng lúc nhận ra đấy là “bài” của bà ấy thì tôi cũng đã mất đến bốn, năm vấn hầu, cả nhà làm được đồng nào là lại ki cóp chờ mở phủ.

Lúc nhìn lại thì mới thấy, con mình qua cái tuổi thanh niên chơi bời thì tự khắc nó sẽ khác chứ chẳng phải vì mình đã hầu hạ thánh. Chỉ có một điều mà đến giờ tôi vẫn không biết được, ấy là làm sao bà ấy lại có thể “đọc” được chính xác như thế?”.


Ông Vinh chỉ là một trường hợp hiếm hoi “tỉnh ngộ”. Bởi cho đến tận bây giờ, nhà cô đồng Yên vẫn nườm nượp khách, và mức độ “nổi tiếng” của cô cũng ngày càng tăng. Bà Tứ bĩu môi: “Làng tôi, từ rất lâu rồi chẳng còn ai đến nhà bà ấy xem bói nữa, làng tôi nghèo mà, nhưng đi xem hay đi lễ ở nhà bà ấy thì tốn kém lắm. Mà bà ấy cũng bảo là không xem cho người làng, có thế nào rồi lại… mang tiếng ra. Còn thiên hạ thì vẫn đến nhiều lắm, suốt ngày cúng keng với nhảy đồng nhảy bóng, có hôm đến tận nửa đêm ấy”.


Chỉ về phía ngôi nhà 3 tầng to nhất làng, bà Tứ bảo: “Ngày trước nhà bà Yên là nhà mái gianh, bùn với rơm rạ trộn lại để trát vách, nói chung là thuộc dạng nghèo khổ nhất làng, thế mà tám năm trước bà ấy đã xây cái nhà to tướng thế này đấy. Nhà cũng bỏ ruộng lâu rồi.

Bây giờ ai cần hẹn gặp thì liên hệ với ông chồng, ông ấy sắp xếp lịch, hôm nào đi cúng lễ, hôm nào xem, hôm nào mở phủ cho khách. Từ ngày bà ấy mở điện, các em cũng được nhờ. Mấy bà em gái, em dâu thì chuyên cung cấp vàng mã, còn ông em ruột thì đi học hát văn rồi về làm luôn cho chị. Lọt sàng xuống nia, chả mất ra ngoài đồng nào cả”.

Về việc hiện nay có rất nhiều “đồng bói” dọa dẫm con nhang phải “mở phủ thì thánh mới tha”, Đại đức Thích Thanh Phong (trị trì chùa Vĩnh Nghiêm, TP. HCM) đưa ra ý kiến: “Theo quan điểm Phật giáo, tôi cho rằng đã là thần thánh thì không bao giờ hù dọa, quở mắng người trần mà chỉ ban phúc lành cho nhân gian. Hoạt động lên đồng chính thống không bao giờ mang màu sắc mê tín, dị đoan. Bởi chỉ có người trần mới mê muội mà thôi”.

Sơn Nguyên

Nguồn:Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Tin liên quan

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm