Tag

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

Tôi yêu Hà Nội 07/09/2024 08:11
aa
TTTĐ - Với tình yêu Hà Nội, các thí sinh tham gia vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã đề xuất nhiều giải pháp xây dựng thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.
Tiếp tục khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Phát triển Thủ đô gắn với 3 tiêu chí

Tham gia vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đội “Tôi yêu Hà Nội” với 4 thành viên đề xuất xây dựng, phát tiển Thủ đô gắn với 3 tiêu chí: Văn hiến, văn minh, hiện đại.

Theo chị Đỗ Thị Thìn, Phó Bí thư Đoàn xã, cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) thành viên đội “Tôi yêu Hà Nội”, trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa - Hà Nội nay là trung tâm hội tụ - giao thoa - tỏa sáng, là điểm kết nối giữa truyền thống và hiện tại, quá khứ và tương lai. Tiếp nối truyền thống đất Kinh kỳ văn hiến, Thủ đô anh hùng, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, những năm qua Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ từng bước hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước, vị trí trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - văn minh - hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước".

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Đội "Tôi yêu Hà Nội" xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Các thành viên đội “Tôi yêu Hà Nội” đề xuất xây dựng, phát triển Thủ đô cần tập trung vào các giải pháp cụ thể theo 3 tiêu chí: Văn hiến, văn minh, hiện đại.

Với tiêu chí “Văn hiến”, cần phải thực hiện những giải pháp cụ thể và có chiều sâu về văn hóa và giáo dục. Một trong những yếu tố quan trọng là đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch sử của Thủ đô. Ngoài ra, việc thúc đẩy giáo dục, văn hóa sáng tạo và nghệ thuật đương đại, nâng cao nhận thức văn hóa cho cộng đồng cũng là một phần quan trọng của quá trình này.

Với tiêu chí “Văn minh”, cần phát triển không gian công cộng và xanh; tăng cường xây dựng các công viên, khu vui chơi, giải trí để tạo ra môi trường sống xanh, sạch và hiện đại. Thành phố phát triển các chương trình du lịch văn hóa, tạo điều kiện cho du khách khám phá và trải nghiệm nền văn hóa đa dạng của Thủ đô. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục du lịch văn hóa bền vững để bảo vệ và tôn trọng các di sản văn hóa và lịch sử.

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Các thành viên đội "Tôi yêu Hà Nội"

Trong tiêu chí “Hiện đại”, cần đẩy mạnh việc đầu tư vào hạ tầng vận tải công cộng hiện đại và tiện ích; quan tâm đến việc phát triển công nghệ thông tin và truy cập internet rộng rãi, giúp tạo ra một Thủ đô kết nối thông tin và hiện đại. Việc áp dụng công nghệ trong quản lý đô thị cũng là một phần không thể thiếu, từ việc quản lý rác thải đến cải thiện hệ thống an ninh.

Hơn nữa, việc xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại với thiết kế thông minh và tiết kiệm năng lượng gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử và văn hóa, giúp kết nối quá khứ với hiện tại, tạo nên nét độc đáo và sâu sắc cho Thủ đô.

Tạo dựng lối sống xanh

Bốn thành viên đội “Hào khí Thăng Long” đã đưa ra các giải pháp cơ bản góp phần xây dựng Thủ đô xanh - văn minh - hiện đại. Trong đó, giải pháp cụ thể được các thành viên trong đội đề xuất là tăng cường mở rộng không gian xanh gồm: Cải thiện môi trường sống cho người dân Thủ đô; xây dựng thêm các công viên, sân vườn công cộng để cải thiện chất lượng không khí và sinh hoạt của cư dân.

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Thành viên đội "Hào khí Thăng Long" thuyết trình giải pháp góp phần xây dựng Thủ đô

Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe đạp, thành phố sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn vào cơ sở hạ tầng, phát triển bản đồ xe đạp… Bên cạnh đó, các cơ quan và doanh nghiệp tại Hà Nội cần đi đầu trong phong trào hạn chế sử dụng xe máy, ô tô chạy bằng xăng, dầu, chuyển sang sử dụng xe đạp, xe buýt sạch, tàu điện, xe máy, ô tô điện.

“Ngoài các giải pháp trên, thành phố cần phát triển các công trình và công nghệ xanh; khuyến khích và hỗ trợ các dự án sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời. Mặt khác, thành phố cần thúc đẩy các công trình xây dựng xanh, có tính tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường”, chị Dương Thị Mơ, công chức Văn phòng thống kê xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội), thành viên đội “Hào khí Thăng Long” cho biết.

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

Cũng theo chị Mơ và các thành viên trong đội, để xây dựng Hà nội xanh, tạo dựng lối sống xanh việc giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường rất quan trọng. Trong đó, các nhà trường, đoàn thể chú trọng giáo dục cho học sinh, hội viên ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên; thúc đẩy các chiến dịch tình nguyện và hành động cộng đồng để duy trì và bảo vệ các khu vực xanh.

Gia đình, nền tảng xây dựng người Hà Nội văn minh

“Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục nếp sống góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, là giải pháp được các thành viên đội “Thủ đô sáng mãi” đề xuất.

Theo chị Đinh Hà Lê, công chức Văn phòng thống kê phường Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội), thành viên đội “Thủ đô sáng mãi”, trong cơn lốc mở cửa và hội nhập, những giá trị văn hóa người Hà Nội được vun đắp qua bao thế hệ đang dần phai nhạt. Nhiều biểu hiện về cách sống, lối sống xa lạ, trái với giá trị chuẩn mực xã hội đã và đang xâm nhập vào đời sống của nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ.

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Đội "Thủ đô sáng mãi" được khen thưởng tại vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhiều người bị trói chặt vào màn hình, màn số mà quên đi những lĩnh vực tinh thần phong phú và đa dạng có chiều sâu văn hoá. Ngoài ra, sự xuất hiện nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, tụ điểm hưởng thụ cũng khiến người ta dành ít hơn thời gian và sự quan tâm đối với gia đình. Sự gắn kết của các thành viên trong gia đình ngày nay lỏng lẻo, thiếu tính bền vững hơn trước.

Không ít người trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý học đòi cách sống thực dụng, buông thả, quay lưng lại với văn hoá, đạo đức truyền thống. Những phong tục tập quán được coi là thuần phong mỹ tục, nay được thế hệ trẻ coi là “cổ hủ”, lỗi thời. Quan hệ trong nhiều gia đình trở nên gay gắt, tình cảm sứt mẻ, gia đình không còn là tổ ấm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thể lực của các thành viên, đặc biệt là lớp trẻ.

Với vai trò là cái nôi nuôi dưỡng, môi trường quan trọng để hình thành đạo đức và giáo dục nhân cách của mỗi con người, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh.

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Các thành viên đội "Thủ đô sáng mãi"

Để phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục nếp sống góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần có các giải pháp cụ thể. Trong đó, cha mẹ cần làm gương và giáo dục con cái về cách ứng xử, giao tiếp, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội; hực hiện tốt “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Thành phố sẽ phát động các phong trào thiết thực như: “Xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc”, “Gia đình “5 không, 3 sạch””, “Gia đình học tập”... Những phong trào này sẽ góp phần lưu giữ, lan toả những giá trị tích cực, biểu dương gương người tốt, việc tốt; cách ứng xử chuẩn mực trong gia đình, dòng họ, cộng đồng…; đồng thời, phê phán lối sống ích kỷ, thực dụng, vô cảm, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, chạy theo vật chất mà lãng quên những giá trị, văn hóa ứng xử truyền thống trong gia đình.

Mỗi người dân Hà Nội hãy luôn ý thức sâu sắc về niềm vinh dự và trách nhiệm khi được làm “công dân Thủ đô”; nhận thức rõ vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội. Từ những hành động nhỏ như giữ gìn vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh nơi công cộng, đến việc tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa, tất cả đều góp phần làm nên một Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là nội dung quan trọng trong chuỗi các hoạt động của các cấp, các ngành toàn thành phố triển khai hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đối tượng tham gia thi gồm cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô và nhân dân trong cả nước; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

Cuộc thi góp phần giúp quần chúng Nhân dân tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

Nguyễn Dũng

Đọc thêm

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác Tôi yêu Hà Nội

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác

TTTĐ - Việc mỗi cán bộ Đoàn chủ động “tự soi, tự sửa” không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để giữ vững hình ảnh tiên phong, gương mẫu, cũng là cách học Bác một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh Tôi yêu Hà Nội

Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh

TTTĐ - Tại Đại hội Đảng bộ Cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Bí thư Chi bộ Trường Lê Duẩn, đã chia sẻ về kết quả thực hiện phong trào Dân vận khéo tại chi bộ.
Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện Tôi yêu Hà Nội

Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện

TTTĐ - Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, đột phá, phát triển vững mạnh”, Đại hội Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025 - 2030 là Đại hội của niềm tin về sự ổn định và phát triển toàn diện của Đảng bộ trên các mặt công tác.
Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa

TTTĐ - Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những thành quả nổi bật trong cả công tác chuyên môn và xây dựng Đảng, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Đoàn, Thành ủy Hà Nội và Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn đã quyết liệt trong chỉ đạo và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, tạo nên sức lan tỏa tích cực trong xã hội
"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi Tôi yêu Hà Nội

"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi

TTTĐ - Nhận thấy những bất cập trong các mùa thi trước khi nhiều thí sinh phải mòn mỏi chờ đợi phụ huynh đến đón do không thể liên lạc. Năm nay, Quận đoàn Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai mô hình "Cuộc gọi 0 đồng" tại các điểm thi trên địa bàn.
70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ Tôi yêu Hà Nội

70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ

TTTĐ - Sáng 1/6, Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (1/6/1955 – 1/6/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 70 năm hình thành, phát triển và đóng góp bền bỉ của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng tài năng và nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ, thiếu nhi Thủ đô.
Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội

TTTĐ - Trong dòng chảy phát triển không ngừng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Cung Thiếu nhi Hà Nội không chỉ là địa chỉ quen thuộc của bao thế hệ măng nonmà còn là một biểu tượng tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục ngoài nhà trường của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Trải qua các thời kỳ đổi mới, Cung đã để lại những dấu ấn “vàng”, góp phần nuôi dưỡng những tài năng, khơi dậy ước mơ và bồi đắp nhân cách cho hàng triệu thiếu nhi
Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số Tôi yêu Hà Nội

Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số

TTTĐ - Cung Thiếu nhi Hà Nội, với bề dày lịch sử và vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đã và đang trải qua quá trình chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với thời đại số. Việc áp dụng các giải pháp số hóa, nâng cấp mô hình đào tạo và quản trị không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Cung Thiếu nhi Hà Nội khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giáo dục ngoài nhà trường.
Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2 Tôi yêu Hà Nội

Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Cung Thiếu nhi Hà Nội (1/6/1955 - 1/6/2025), mô hình tổ hợp trải nghiệm thiếu nhi Sweet House - một dự án mới thuộc thương hiệu Nina De Printa - chính thức được giới thiệu như một điểm đến hiện đại, đầy cảm hứng dành cho thiếu nhi và các gia đình Thủ đô.
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Tôi yêu Hà Nội

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động

TTTĐ - Ngày 28/5, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà kêu gọi mọi người dân Thủ đô: Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động.
Xem thêm