Tag

Học sinh Thủ đô thảo luận về bạo lực học đường

Nhịp sống trẻ 22/10/2017 13:52
aa
TTTĐ.VN – Sáng 22/10, hội thảo “Vai trò của gia đình và nhà trường trong vấn đề bạo lực học đường” do Cung thiếu nhi Hà Nội tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo phụ huynh, thầy cô giáo cùng các em học sinh trên địa bàn thành phố.

Học sinh Thủ đô thảo luận về bạo lực học đường

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau không còn là mới, nhưng những trường hợp đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trong đối với học sinh, ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy cô giáo…Theo ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh – sinh viên Bộ GD&ĐT Việt Nam cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật.


Học sinh Thủ đô thảo luận về bạo lực học đường

Trước thực trạng đó, Cung thiếu nhi Hà Nội đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề: ““Vai trò của gia đình và nhà trường trong vấn đề bạo lực học đường” với hy vọng qua buổi hội thảo sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên, phụ huynh về vấn đề bạo lực học đường đang ngày càng phổ biến và nghiêm trọng cũng như đưa ra những gợi ý mang tính giải pháp để bậc cha mẹ, các thầy cô giáo có thể góp phần quan trọng giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường hiện nay.

Với sự hướng dẫn của các chuyên gia về lĩnh vực học đường: Thạc sỹ Tâm lý Lê Thanh Hà và Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Mai Hương – giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các thầy cô giáo, bậc phu huynh, học sinh đã cùng nhau nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay, và đưa ra các giải pháp, đề xuất để hạn chế.

Trong đó, cần nhìn nhận lại thế nào là bạo lực học đường, vai trò, trách nhiệm của nhà trường đối với vấn đề này như thế nào. Bởi mọi vấn đề đều liên quan đến giáo dục, nhưng trường học lại là phạm vi nhỏ hơn. Và để giải quyết được thực trạng này, không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, mà cần có sự phối hợp với các ban, ngành khác và toàn xã hội.


Học sinh Thủ đô thảo luận về bạo lực học đường


Riêng đối với các nhà trường, chị Thu Anh – phụ huynh học sinh đưa ra nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh; Cần có bộ phân quản sinh trong mỗi trường học; Đưa giáo viên có chuyên môn về tâm lý giáo dục để làm cầu nối và giải tỏa những vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi học trò; Phối hợp chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại một số quan niệm giáo dục truyền thống để phù hợp với bối cảnh hiện tại, giáo dục bằng tình thương, trách nhiệm…, thay đổi phương pháp kỷ luật học sinh vi phạm.

Đặc biệt, nhà trường và gia đình phải có sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên, để hiểu biết rõ hơn những thay đổi về tâm sinh lý học sinh, nhận biết sớm những dấu hiệu bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn.


Học sinh Thủ đô thảo luận về bạo lực học đường

Cô giáo Thanh Thủy cho rằng phải coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh và nên đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình học cuối cấp THCS và THPT. Trong công tác giáo dục pháp luật tại nhà trường cần lồng ghép thông qua tuần sinh hoạt công dân.

Theo bạn Võ Ngọc Bích (học sinh lớp 8 trường THCS Chương Dương) thì các cơ quan chức năng cần phải kiểm soát các hình ảnh có tính chất bạo lực trên phim ảnh, sách báo, các loại hình game mang tính chất bạo lực; lồng ghép nội dung bạo lực học đường trong các môn chính khóa, hỗ trợ cho các học sinh chịu ảnh hưởng bởi bạo lực học đường thông qua việc xây dựng các văn phòng tư vấn, hỗ trợ, tham vấn và các trung tâm hỗ trợ trong nhà trường và cộng đồng.

Ngọc Anh

Tin liên quan

Đọc thêm

Mùa hè xanh chuyển mình cùng chính quyền số Nhịp sống trẻ

Mùa hè xanh chuyển mình cùng chính quyền số

TTTĐ - Không chỉ làm tình nguyện, chiến dịch Mùa hè xanh năm 2025 của giới trẻ đang ghi dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, từ tinh thần xung kích vì cộng đồng đến vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương hai cấp trong tiến trình số hóa và xây dựng nền hành chính hiện đại.
Giới trẻ "cày đêm": Hiệu suất tăng, sức khỏe giảm Nhịp sống trẻ

Giới trẻ "cày đêm": Hiệu suất tăng, sức khỏe giảm

TTTĐ - Khi thành phố chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc một thế hệ trẻ bắt đầu “ca làm việc” riêng của mình. Không gian tĩnh lặng tạo nên một “vùng sáng tạo” đặc biệt giữa đêm khuya. Với nhiều người trẻ, thức khuya không chỉ là thói quen, mà là lối sống, là thời điểm để họ làm việc hiệu quả nhất, sống thật với bản thân nhất và thăng hoa cùng ý tưởng. Thế nhưng, phía sau những giờ sáng tạo hừng hực giữa màn đêm, cũng tiềm ẩn không ít hệ lụy về sức khỏe nếu không biết cân bằng đúng cách.
Tình nguyện hỗ trợ thủ tục hành chính, sử dụng sổ tay đảng viên Camera 360 trẻ

Tình nguyện hỗ trợ thủ tục hành chính, sử dụng sổ tay đảng viên

TTTĐ - Thanh niên tình nguyện phường Hai Bà Trưng (Hà Nội) sẽ hỗ trợ người dân tại điểm phục vụ hành chính công; hỗ trợ các chi bộ, ban công tác mặt trận địa bàn dân cư cài đặt ứng dụng iHanoi, sổ tay đảng viên; hướng dẫn đóng đảng phí trên cổng dịch vụ công...
Đưa sinh viên về xã đặc thù hỗ trợ phục vụ hành chính công Camera 360 trẻ

Đưa sinh viên về xã đặc thù hỗ trợ phục vụ hành chính công

TTTĐ - Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Hội Sinh viên tại 286 trường đại học, học viện, cao đẳng trên cả nước thành lập đội hình sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ vận hành trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã tại các địa bàn đặc thù.
Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Xem thêm