Tag
Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mạng internet

Công nghệ số 19/12/2024 11:17
aa
TTTĐ - Không gian mạng Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em - những đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Đồng hành cùng trẻ em an toàn trên môi trường mạng internet

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tới hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.

Số liệu Trung tâm Quốc gia về trẻ theo em mất tích và bị bóc lột (NCMEC), năm 2023 có khoảng 533.236 báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng liên quan tới Việt Nam - đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, sau Indonesia và Philippine. Con số này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cấp thiết phải bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro trên không gian mạng.

Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Cục An toàn thông tin đã cập nhật và ban hành “Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”. Bộ cẩm nang này là một giải pháp quan trọng nhằm triển khai chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021.

Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mạng internet
Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin cập nhật và ban hành

Phiên bản mới không chỉ cập nhật những rủi ro trên môi trường mạng đối với trẻ em mà còn cung cấp các công cụ, giải pháp thiết thực, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân và hỗ trợ phụ huynh đồng hành cùng con an toàn trên Internet. Đây là công cụ quan trọng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ môi trường mạng đối với trẻ em.

Bộ cẩm nang được biên soạn gồm có 5 phần. Phần I - Cẩm nang chung: Cung cấp các thông tin cơ bản về Internet, lợi ích, rủi ro trên môi trường mạng với trẻ em, một số khái niệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn cách thức phản ánh khi phát hiện nội dung độc hại, nội dung không phù hợp đối với trẻ em.

Phần II - Cẩm nang cho trẻ dưới 6 tuổi: Cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng dưới 6 tuổi. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn “Ươm mầm”. Đây là lứa tuổi trẻ em mới bắt đầu tiếp cận với Internet dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô. Phần nội dung này chủ yếu để hướng dẫn cho cha mẹ, thầy cô nhận biết các rủi ro có thể gặp phải và một số cách để hướng dẫn ban đầu cho trẻ em tham gia môi trường mạng.

Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mạng internet
Ảnh minh họa

Phần III - Cẩm nang cho trẻ từ 6 - 11 tuổi: Cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Giai đoạn này còn gọi là “Giai đoạn phát triển”. Đây là lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số. Phần nội dung này gồm các hướng dẫn dành cho trẻ em hình thành các kỹ năng ban đầu và hướng dẫn, lời khuyên dành cho phụ huynh để hỗ trợ con một cách hiệu quả

Phần IV - Cẩm nang cho trẻ từ 11 - 16 tuổi: Cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 11 đến 16 tuổi. Giai đoạn này còn gọi là “Giai đoạn tiền trưởng thành”. Đây là lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu sử dụng Internet một cách độc lập. Phần nội dung chính vì thế sẽ bao gồm các hướng dẫn cụ thể cho trẻ em trong hình thành các kỹ năng cụ thể sử dụng Internet an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm

Phần V - Một số công cụ, phần mềm hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Giới thiệu, cập nhật các công cụ cập nhật kiến thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các công cụ hỗ trợ phụ huynh kiểm soát truy cập sử dụng internet trong nước và quốc tế.

Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mạng internet
Ảnh minh họa

Cục An toàn thông tin tin tưởng cuốn cẩm nang này sẽ trở thành tài liệu thiết yếu, giúp phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ nắm bắt kiến thức mới, kỹ năng cơ bản để hỗ trợ trẻ em tham gia môi trường mạng một cách tự tin và an toàn, từ đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà Internet có thể gây ra.

Đọc thêm

Hà Đông đi đầu trong chuyển đổi số, hướng đến xây dựng đô thị thông minh Công nghệ số

Hà Đông đi đầu trong chuyển đổi số, hướng đến xây dựng đô thị thông minh

TTTĐ - Trong tháng cao điểm hướng dẫn Nhân dân cài đặt kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi, quận Hà Đông đã vận động cài đặt trên 260.000 tài khoản. Đây là kết quả cho của sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của chính quyền, lực lượng các chiến sĩ công an quận Hà Đông, các ban, ngành, đoàn thể nhằm đạt mục tiêu đưa Hà Đông trở thành quận đi đi đầu trong chuyển đổi số - xây dựng quận Hà Đông thông minh.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến Công nghệ số

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu Công nghệ số

Phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

TTTĐ - Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghệ số

Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp Công nghệ số

Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân Công nghệ số

Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân

TTTĐ - Tính đến 12h ngày 11/12, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có 60.585 người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản iHanoi; trong đó riêng trong 8 ngày phát động đợt cao điểm đã có gần 20.000 tài khoản đăng ký mới. Đây là kết quả sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị ở địa phương này.
Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số Công nghệ số

Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số

TTTĐ - "Nhờ công nghệ thông tin, học sinh huyện Ba Vì có thể xa cách về mặt địa lý, nhưng chắc chắn không thua kém về mặt trình độ", đây là lời động viên của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khi khai trương phòng máy tính tại trường THCS Tản Lĩnh. Đối với địa phương gồm khá đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như xã Tản Lĩnh, làn sóng đổi mới nhờ chuyển đổi số thực sự mang lại nhiều cơ hội tươi đẹp.
Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng Công nghệ số

Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng

TTTĐ - Được khai sinh tại mảnh đất Kiên Giang, từ một trụ sở khiêm tốn với 10 cán bộ nhân viên những ngày đầu thành lập, KienlongBank đã đi qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế bằng chiến lược đúng đắn, bằng tầm nhìn sáng suốt, bằng lớp lớp người Kiên Long Bền chí – Vững tâm – Đồng lòng và đặc biệt là được nuôi dưỡng bởi chính sự tin yêu của những khách hàng.
Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024 Công nghệ số

Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024

TTTĐ - Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.
Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số Chuyển đổi số

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số

TTTĐ - Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả hiện vẫn phổ biến, đặc biệt là trên môi trường số. Tuy nhiên, chế tài xử phạt vẫn vẫn còn thấp, khiến nhiều khó khăn phát sinh đối với các đơn vị quản lý.
Xem thêm