Tag

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tin tức 01/08/2023 13:01
aa
TTTĐ - Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị; Luật Thủ đô theo hướng phân quyền, phân cấp trên tất cả các lĩnh vực để tạo sự bứt phá, tự chủ, tự quyết của Thủ đô gắn với điều kiện đặc thù, phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ trí thức các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Làm rõ tính đặc thù vượt trội, vượt trước trong Luật để Thủ đô phát triển Hà Nội cần bảo đảm hệ thống giáo dục công lập cho mọi đối tượng trong lứa tuổi đến trường Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Mong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có những quy định đặc thù, “vượt trước” về văn hóa

Đó là một trong các ý kiến góp ý về phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trong Luật Thủ đô (sửa đổi), được đưa ra tại Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội và Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh tham luận tại hội thảo

Đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND

Theo PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (Học viện Hành chính quốc gia), Hà Nội đã phân cấp, ủy quyền hai mảng chính là quản lý Nhà nước và thủ tục hành chính (TTHC); Điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện 9 lĩnh vực liên quan các vấn đề dân sinh, với ít nhất 210 nhiệm vụ chính được phân cấp; Phân cấp, ủy quyền 708 trong số 1.910 TTHC.

Hiện, TP tiếp tục rà soát về tổ chức, bộ máy, biên chế; Rà soát về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ ngân sách giữa các cấp ngân sách của TP; Rà soát TTHC để bảo đảm nguồn lực thực hiện phân cấp, giảm thời gian thực hiện các TTHC.

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh cho rằng: Để thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội đặc biệt là về biên chế, cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội; Có chính sách trọng dụng nhân tài; Thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của HĐND, UBND TP Hà Nội...

Góp ý cụ thể vào Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Trần Thị Diệu Oanh nêu: Chương II dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về tổ chức chính quyền Thủ đô tại TP Hà Nội (từ Điều 9 đến Điều 18). Chương này tập trung quy định về mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp của TP Hà Nội, theo đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các chủ thể nêu trên trong một số lĩnh vực.

Theo bà Oanh, đối với TP thuộc Thủ đô cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND, tổ chức chính quyền địa phương TP thuộc Thủ đô sao cho năng động, hiệu quả.

Về số lượng biên chế hành chính, cho phép TP được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; Yêu cầu tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng các cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc TP thuộc Thủ đô; Việc tổ chức lại và thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cũng cần được quan tâm.

Trong đó, cần điều chuyển một số nhiệm vụ theo quy định pháp luật thuộc chức năng của các Sở, ngành chuyên môn cho UBND TP thuộc Thủ đô để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn TP phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng thực hiện.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đại biểu dự hội thảo

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh đề nghị: Điều chỉnh để tăng thẩm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, ngân sách và quản lý vốn đầu tư; Chủ động hơn trong quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và số tiền thu được từ bán tài sản trên đất...; Tăng tính chủ động của TP sáng tạo trong tạo nguồn vốn để đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn để kết nối đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát huy vai trò chủ động trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư các dự án trên địa bàn theo quy định pháp luật về đầu tư, bảo đảm thuận lợi, hiệu quả khi thực hiện thủ tục đầu tư trên địa bàn TP.

Chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa

Đặc biệt, với nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, dự thảo Luật có những quy định cụ thể về phân quyền cho HĐND, UBND TP Hà Nội và HĐND, UBND thuộc TP Hà Nội.

Liên quan phân cấp, ủy quyền, ngoài việc ủy quyền theo nguyên tắc chung quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng việc phân cấp, ủy quyền của UBND TP Hà Nội.

Trong đó, quy định UBND TP Hà Nội phân cấp hoặc ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã và thuộc TP Hà Nội.

Các cơ quan chuyên môn này được ủy quyền cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới. Chủ tịch UBND TP Hà Nội có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính khác trực thuộc UBND TP Hà Nội.

Theo bà Oanh, các quy định tại dự thảo đang hướng đến mục tiêu phân cấp, ủy quyền đến tận cơ sở, nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt trong giải quyết công việc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để bảo đảm đồng bộ với các quy định hiện hành như Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội (mở rộng thêm đối tượng được uỷ quyền là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và tổ chức hành chính khác)..

“Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rất rõ về vấn đề phân cấp, ủy quyền, vì vậy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ nên quy định các vấn đề khác nhau, trong đó chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa để tạo thuận lợi cho TP Hà Nội”- PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nhấn mạnh.

Đồng thời cho rằng, cần quy định cơ quan chuyên môn ủy quyền cho cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới để giải quyết các TTHC nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, đi cùng với vấn đề ủy quyền là nhiều điều kiện, trong đó có thể kể đến điều kiện để người nhận ủy quyền thực hiện công việc, cơ chế giám sát thực hiện việc này để khả thi trong thực tiễn.

Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Tin tức

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Xem thêm