Tag

Học sinh Hà Nội hào hứng với “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống”

Văn hóa 26/03/2019 23:05
aa
TTTĐ- Trực tiếp tham gia vào thí nghiệm vui về vòng tuần hoàn của nước, đội lên đầu chiếc khăn Piêu của dân tộc Thái, tìm hiểu cối xay thóc của quân dân ta thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải thích các hiện tượng thời tiết bằng kiến thức vật lí và khoa học… khiến các em học sinh vô cùng hào hứng. Tour học đường “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống” là phút vui chơi giải trí, là giờ học đầy bổ ích lí thú với các em.

Học sinh Hà Nội hào hứng với “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống”

Các em học sinh chăm chú lắng nghe thuyết trình về cuộc sống của đồng bào các dân tộc

Bài liên quan

Tiếp nhận hơn 450 hiện vật về mối quan hệ giữa phụ nữ Việt Nam và Hoa Kỳ

Tiếp nhận hiện vật quý về phụ nữ Việt Nam trong nỗ lực ngoại giao, đàm phán vì hòa bình

Khai mạc triển lãm “Con giáp của tôi - Lợn sung túc”

Lên tiếng vì bình đẳng giới

Những ngày này, ngoài lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) còn được đón tiếp những “vị khách” hết sức đặc biệt. Đó là các em học sinh trường Thực nghiệm đến để khám phá “Những câu chuyện từ trong lịch sử: đường Trường Sơn”. Suốt từ sáng đến chiều, nơi đây rộn rã tiếng cười nói, trầm trồ, ngạc nhiên, thích thú và đầy hào hứng, say mê của các em nhỏ khối 1, 2.

Học sinh Hà Nội hào hứng với “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống”

Qua chuyến tham quan bảo tàng, học sinh được tìm hiểu về cuộc sống trên cung đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ với các câu chuyện về cối xay thóc của quân và dân thời xưa, những tấm gương chiến đấu quả cảm, mùa mưa mùa khô, và thiết bị tạo mưa của đế quốc Mỹ.

Các em học sinh cùng nhau thử chiếc cối xay thóc
Các em học sinh cùng nhau thử chiếc cối xay thóc

Bên cạnh việc lắng nghe, các bạn nhỏ sẽ tham gia vào các hoạt động tương tác thí nghiệm để giải thích về cấu tạo của các vật dụng, hiện tượng thời tiết… trên con đường Trường Sơn thời kháng chiến dưới góc nhìn khoa học STEAM. Đó là những kiến thức vật lý rất gần gũi về lực quay ly tâm, vòng tuần hoàn nước...

Lắng nghe cô giáo làm thí nghiệm vui về vòng tuần hoàn của giọt nước
Lắng nghe cô giáo làm thí nghiệm vui về vòng tuần hoàn của giọt nước

Việc ứng dụng và lồng ghép phương pháp STEAM không chỉ giúp các em hứng thú và ghi nhớ lịch sử hơn, nó còn là cầu nối gắn kết trưng bày tại Bảo tàng với cuộc sống xung quanh ta, để học sinh hiểu về những công cụ lao động hàng ngày, các hiện tượng thời tiết và việc gìn giữ môi trường nước.

Bên cạnh đó, cùng với các trò chơi, các em học sinh còn được vận động, rèn luyện sự khéo léo và tính tập thể, tương tác của mình trong tiếng cười nói, reo hò đầy hứng thú.

Các đội cùng nhau tham gia trò chơi
Các đội cùng nhau tham gia trò chơi

Bà Nguyễn Bạch Yến, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm (thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết: “Đây là một chương trình theo kế hoạch của nhà trường, đưa học sinh đi trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử để làm sao cho các em yêu hơn môn lịch sử cũng như các em ghi nhớ sâu những kiến thức các em được học về tự nhiên xã hội, về khoa học tự nhiên”.

Bà Yến cũng bày tỏ sự tâm đắc với hoạt động rất ý nghĩa mà Bảo tàng Phụ nữ tổ chức này. Bà tâm sự: “Mục đích của chúng tôi khi đưa học sinh đi bảo tàng, thứ nhất là cho các em cơ hội được rèn luyện về kĩ năng sống, các nếp sống, ứng xử văn minh khi đến nơi công cộng, rèn tính kỉ luật của học sinh.

Tìm hiểu về dụng cụ lao động của người dân tộc
Tìm hiểu về dụng cụ lao động của người dân tộc

Thứ hai, về kiến thức các em sẽ ghi nhớ sâu hơn những điều đã được học ở trên lớp, trong sách giáo khoa. Bởi vì đến đây các em được tận mắt nhìn thấy các hiện vật, được nghe kể các câu chuyện gắn với những kiến thức mà các em đã học chứ không chỉ đóng khung trong sách vở.

Thứ ba, chúng tôi cũng mong muốn mở rộng không gian lớp học, giờ học không chỉ đóng khung trong phòng mà nơi nào các em đi qua cũng sẽ có những bài học lí thú. Qua những hoạt động thực tế như thế này các em học sinh còn được áp dụng những bài học vào thực tế cuộc sống từ những việc như đi xe ô tô thế nào, nhường bạn ra sao, rồi giao tiếp, giữ vệ sinh nơi công cộng, xử lí các tình huống khi ra khỏi khuôn viên nhà trường”.

Học sinh Hà Nội hào hứng với “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống”

Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: “Làm thế nào để gắn kết hiện vật, di sản với cuộc sống đương đại, biến những giá trị đó trở nên gần gũi hơn với trẻ em, học sinh là hướng đi của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam từ nhiều năm nay.

Bảo tàng đã xây dựng, tổ chức nhiều chương trình giáo dục và nhận được sự tin tưởng, đồng hành của các trường tiểu học, trung học cơ sở tại Hà Nội. Với chương trình tour học đường “Khám phá hiện vật dưới góc nhìn khoa học và cuộc sống”; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các hoạt động để cùng hướng đến mục tiêu hướng đến những bài học thực tế dành cho học sinh”.

Em Bảo Ngọc, học sinh lớp 1G còn tranh thủ luyện tiếng Anh với người nước ngoài gặp tại Bảo tàng
Em Bảo Ngọc, học sinh lớp 1G còn tranh thủ luyện tiếng Anh với người nước ngoài gặp tại Bảo tàng

Theo đó, mỗi trường đăng kí tham gia, sẽ có những bài giảng hoặc chương trình được điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi học sinh cũng như những chủ đề theo định hướng của nhà trường. Năm 2018, Bảo tàng đã phối hợp với Học viện khám phá tổ chức thành công tour học đường cho học sinh trường Tây Hà Nội và một số CLB tiếng Anh với chủ đề khám phá kĩ thuật Batik. Năm nay, các em học sinh trường Thực nghiệm sẽ có những giờ học mà chơi, khám phá tìm hiểu qua hiện vật cụ thể thực sự vui tươi và bổ ích.

Mô hình giáo dục mà Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã và đang thực hiện với các trường sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới với học sinh, để các em dần thay đổi nhận thức và chủ động trong việc học hỏi, tìm hiểu kiến thức tại Bảo tàng. Những kiến thức mà các em thu nạp được sau các buổi học ngoại khóa mang tính thực tiễn cao, trở thành kỹ năng và hiểu biết thường thức có thể áp dụng trong cuộc sống.

Ngoài ra, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng đang thực hiện một số các chương trình giáo dục khác:

1. Các chương trình giáo dục trải nghiệm văn hóa và di sản văn hóa như: Trải nghiệm nghệ thuật nhuộm Batik; Trải nghiệm nghệ thuật làm nón; Trải nghiệm nghệ thuật làm giấy zó.

2. Chương trình giáo dục tìm hiểu lịch sử “Tìm hiểu về con đường Trường Sơn huyền thoại”

3. Chương trình giáo dục về Giới và Giới tính

4. Các chương trình tìm hiểu sâu về các vấn đề xã hội: Tìm hiểu về vấn đề di cư; Tìm hiểu về quan niệm vẻ đẹp và bản sắc cá nhân; Tìm hiểu về Quyền trẻ em qua góc nhìn của trẻ em thời chiến.

Đọc thêm

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng Văn hóa

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

TTTĐ - Đầm dạ hội không chỉ là thời trang, mà còn là về phong cách và sự tự tin. Mùa hè năm nay, bộ sưu tập (BST) Eternal Elegance mong muốn mang đến cho mỗi người phụ nữ khi khoác lên mình chiếc đầm dạ hội đều cảm nhận được sự tỏa sáng và vẻ đẹp độc đáo của chính mình.
NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt" Văn hóa

NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt"

TTTĐ - Mới đây, cuộc thi Mrs Earth Vietnam 2024 diễn ra thành công tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Trong phần thi áo dài các thí sinh đã xuất hiện với bộ sưu tập (BST) mới nhất của nhà thiết kế (NTK) Thoa Trần mang tên "Bản sắc di sản Việt".
Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024 Văn hóa

Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024

TTTĐ - Đêm thi bán kết của Miss Supranational 2024 và Mister Supranational 2024 lần lượt diễn ra tại Ba Lan. Đại diện của Việt Nam tại 2 cuộc thi là Lydie Vũ - Đỗ Quang Tuyển đã có phần thể hiện ấn tượng. Trên hàng ghế Giám khảo, Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc rạng rỡ, phong thái tự tin và đầy quyền lực.
Để thiết chế văn hóa nông thôn kiểu mẫu hoạt động hiệu quả... Văn hóa

Để thiết chế văn hóa nông thôn kiểu mẫu hoạt động hiệu quả...

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024 Văn hóa

Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024

TTTĐ - Trong đêm Bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình “thoát kén”, vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành trình này.
Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Văn hóa

Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024 Giải trí

Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024

TTTĐ - Mrs Earth Vietnam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chiến thắng thuộc về Top 5 xinh đẹp. Trong đó, Á hậu 3 Lê Thị Mai đã ghi lại ấn tượng phần thể hiện ứng xử bằng song ngữ của mình.
DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á Điện ảnh - Âm nhạc

DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á

TTTĐ - Tiếp nối thành công vang dội của kỳ liên hoan đầu tiên vào năm 2023, Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ hai với chủ đề "DANAFF - Nhịp cầu Châu Á" chính thức trở lại từ ngày 2 - 6/7 tại thành phố Đà Nẵng.
T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao Giải trí

T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao

TTTĐ - T&A Ogilvy chính thức công bố bổ nhiệm anh Bạc Cầm Tiến vào vị trí Managing Partner - chuyên trách hoạt động sáng tạo Creative.
NTK Nguyễn Minh Tuấn ra mắt BST mới tại Thailand Fashion Week Văn hóa

NTK Nguyễn Minh Tuấn ra mắt BST mới tại Thailand Fashion Week

TTTĐ - Nguyễn Minh Tuấn - nhà thiết kế (NTK) của các Hoa hậu quốc tế đã chính thức ra mắt bộ sưu tập (BST) mới trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Thái Lan 2024 - Thailand Fashion Week 2004.
Xem thêm