Tag

Học trò Hà Nội lập trang web tư vấn phòng chống bạo lực học đường

Camera 360 trẻ 23/09/2023 08:07
aa
TTTĐ - Lập kênh truyền thông trong đó có website tư vấn phòng chống bạo lực học đường là một trong những giải pháp được nhóm học sinh, sinh viên, trường Đại học Hà Nội và THPT Chu Văn An đưa ra trong báo cáo khoa học: "Nhận thức của học sinh THPT Hà Nội về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường”.
Bạo lực học đường liên tiếp gia tăng: Cần "liều thuốc" mạnh Nâng cao kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường thông qua phiên tòa giả định

Đây là một trong bốn báo cáo xuất sắc được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao bằng khen tại Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, với chủ đề “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Mạng xã hội… làm gia tăng bạo lực học đường

Theo bạn Đinh Minh Quang (trường THPT Chu Văn An), Chủ nhiệm đề tài, với hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace... mạng xã hội cung cấp không chỉ tiện ích và lợi ích mà còn xuất hiện những hệ lụy tiêu cực đáng lo ngại. Hiện tượng "khủng hoảng thông tin", "nghiện online" và các vấn đề bạo lực như "bắt nạt trực tuyến", "bạo lực mạng", "bắt nạt qua mạng" và "bạo lực học đường trên không gian mạng" ngày càng trở nên phổ biến.

Việc sử dụng mạng xã hội mà không có đủ hiểu biết về tính tiêu cực và nguy cơ tiềm tàng trên không gian đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến hành vi cá nhân, từ đó dẫn đến sự gia tăng của bạo lực học đường, với mức độ nguy hiểm và hậu quả nặng nề hơn. Mạng xã hội có khả năng dễ dàng phát tán thông tin, hình ảnh, đã trở thành một công cụ để tạo áp lực tinh thần lên những bạn đồng trang lứa.

Các nhóm tác giả có đề tài xuất sắc được nhận Bằng khen
“Nhận thức của học sinh THPT Hà Nội về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường" là một trong 4 báo cáo xuất sắc được nhận Bằng khen

Tuy nhiên, nhận thức của học sinh về tác động tiêu cực của mạng xã hội vẫn còn hạn chế. Họ cũng thiếu hiểu biết đúng đắn về biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó với những tình huống tiêu cực trên mạng xã hội.

“Việc phân tích nhận thức về tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bạo lực học đường ở các bạn học sinh THPT có ý nghĩa quan trọng. Điều này giúp chúng ta định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội, từ đó giảm tỷ lệ bạo lực học đường trong các trường THPT hiện nay”, Quang chia sẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bạo lực học đường, đặc biệt là đối với các bạn học sinh THPT ở thành phố Hà Nội. Vì lý do này, Quang và các thành viên nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nhận thức của học sinh THPT Hà Nội về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường”.

Đề tài của nhóm nghiên cứu hướng đến các giải pháp cho 2 nhóm câu hỏi: Thực trạng nhận thức về các tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường, nguyên nhân, cách ứng phó của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Cần những biện pháp nào để nâng cao nhận thức phòng ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT?

Học trò Hà Nội lập trang web tư vấn phòng chống bạo lực học đường
Đại diện nhóm thuyết trình về đề tài nghiên cứu

Nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên

Để giải quyết những nội dung này, nhóm đã làm việc chăm chỉ trong 8 tháng với nhiều cuộc khảo sát, đáng giá khác nhau. Trong đó, nhóm bạn trẻ chú trọng khảo sát thực trạng nhận thức về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, họ đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao nhận thức, cách ứng phó, phòng ngừa đối với các biểu hiện tiêu cực trên mạng xã hội tới bạo lực học đường.

Bạn Nguyễn Hiền Thảo, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, giải pháp đầu tiên nhóm hướng tới là nâng cao nhận thức cho học sinh về văn hóa ứng xử trên môi trường mạng xã hội thông qua các bài viết, những mẩu tin sưu tầm từ sách, báo, tiểu phẩm về ý nghĩa của văn hóa ứng xử cũng như hậu quả của những hành vi sự phi chuẩn mực. Những thông tin này được đăng tải trên bảng tin, bảng tuyên truyền điện tử hay trưng bày tranh tại các lối đi, thư viện...

Học trò Hà Nội lập trang web tư vấn phòng chống bạo lực học đường
Hình ảnh truyền thông trên website: http://tuvanbaoluchocduong.vn

Bên cạnh đó, việc hình thành các câu lạc bộ kỹ năng cho bạn trẻ có ý nghĩa quan trọng. Giải phấp này được thực hiện sáng tạo thông qua sinh hoạt câu lạc bộ dưới sự hướng dẫn của giáo viên với tần suất từ 1-2 lần/tuần với các mô hình như: “Alô. Xin chào!” “Hãy cho tôi biết!” “Điều em muốn nói”; Tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, ghép cặp để học sinh giúp đỡ nhau trong việc phát triển bản thân.

Đặc biệt, nhóm bạn trẻ đã xây dựng kênh truyền thông về phòng chống bạo lực học đường và bạo lực trên không gian mạng. Nhóm đã lập fanpage “Chương trình phòng chống bạo lực học đường” và website: http://tuvanbaoluchocduong.vn. Ngoài ra nhóm còn xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn “Bạo lực ảo, hậu quả thật”.

Trong đó, website: http://tuvanbaoluchocduong.vn xây dựng các chuyên mục phản ánh ảnh hưởng của mạng xã hội đến bạo lực học đường; Hành vi bạo lực học đường đến sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh; Các biện pháp học sinh có thể tự áp dụng để phòng ngừa những tác động tiêu cực từ mạng xã hội hay tự bảo vệ bản thân trước những hành vi bạo lực học đường, bạo lực trên không gian mạng…

“Từ khảo sát thực tiễn cho thấy, mỗi ngày học sinh THPT sử dụng mạng xã hội 2-3 giờ (chiếm 26,9%, có tỉ lệ cao nhất), tiếp đến là từ 1 đến 2 giờ, tuy nhiên trên 4 giờ là 21%. Kết quả này cho thấy học sinh THPT đang dành khá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội. Việc dùng chính mạng xã hội, website để nâng cao nhận thức cho họ mang đến nhiều hiệu quả bởi khả năng tiếp cận không giới hạn về không gian, thời gian nên hiệu ứng lan toả rộng và khả năng duy trì lâu dài”, Hiền Thảo chia sẻ.

Với sự thiết thực và mang tính thời sự cao, đề tài nghiên cứu của nhóm bạn trẻ sẽ được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với các tập thể, cá nhân có chuyên môn hỗ trợ, hoàn thiện hướng đến việc công bố quốc tế.

Đọc thêm

Sinh viên trường Mở biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực Camera 360 trẻ

Sinh viên trường Mở biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực

TTTĐ - Ngày 27/10, trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức vòng chung kết, tổng kết và trao giải cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp HOU.SV.STARTUP năm 2024. Đây là một sân chơi trí tuệ, sáng tạo, hội tụ những ý tưởng khởi nghiệp đầy tiềm năng của các bạn sinh viên.
Kết nối, trải nghiệm với Ngày hội Gia đình trẻ hạnh phúc Camera 360 trẻ

Kết nối, trải nghiệm với Ngày hội Gia đình trẻ hạnh phúc

TTTĐ - Ngày 26-27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Ngày hội Gia đình trẻ hạnh phúc 2024, với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.
Tuyên dương nhiều tấm gương tiêu biểu, thanh niên sống đẹp Camera 360 trẻ

Tuyên dương nhiều tấm gương tiêu biểu, thanh niên sống đẹp

TTTĐ - Ngày 26/10, Đoàn Thanh niên - Hội LHTN Việt Nam quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức bế mạc Festival Thanh niên 2024, Hội thi thanh niên với văn hóa giao thông, Liên hoan nghệ thuật Nhịp sống trẻ quận Cầu Giấy năm 2024.
Mang niềm vui, tri thức tới các buôn làng Tây Nguyên Camera 360 trẻ

Mang niềm vui, tri thức tới các buôn làng Tây Nguyên

TTTĐ - “Thư viện mùa xuân” là một dự án cộng đồng nhằm lan toả văn hoá đọc, đưa sách tới các buôn làng tại Tây Nguyên để phục vụ các em nhỏ đồng bào thiểu số ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Công bố 18 đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các lần I Camera 360 trẻ

Công bố 18 đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các lần I

TTTĐ - Hội đồng giải thưởng đã họp phiên thứ nhất lựa chọn 18 nhà khoa học trẻ Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I năm 2024.
Trao giải Thủ lĩnh sinh viên TP Hồ Chí Minh lần thứ 7 Nhịp sống phương Nam

Trao giải Thủ lĩnh sinh viên TP Hồ Chí Minh lần thứ 7

TTTĐ - Trải qua nhiều tháng tranh tài gay cấn, từ 586 thí sinh tham gia, Hội thi “Thủ lĩnh sinh viên TP Hồ Chí Minh” lần thứ 7, năm 2024 đã chọn ra 6 thí sinh xuất sắc nhất tranh tài tại vòng chung kết và trao giải.
Chàng trai đa tài và hành trình khởi nghiệp “đầy sắc hoa” Camera 360 trẻ

Chàng trai đa tài và hành trình khởi nghiệp “đầy sắc hoa”

TTTĐ - Nguyễn Cảnh Tùng, học sinh xuất sắc của trường THPT Yên Hòa - một trong những ngôi trường danh tiếng tại Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập vượt trội mà còn gây ấn tượng qua các hoạt động ngoại khóa sôi nổi và phong cách trẻ trung. Tuy nhiên, điều khiến Tùng trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trong cộng đồng học sinh chính là hành trình khởi nghiệp từ niềm đam mê hoa và nghệ thuật sắp đặt.
TP Hồ Chí Minh tổ chức chung kết Hội thi Trí tuệ nhân tạo Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh tổ chức chung kết Hội thi Trí tuệ nhân tạo

TTTĐ - Ngày 20/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng các đơn vị tổ chức vòng chung kết Hội thi Thử thách Trí tuệ nhân tạo (AI Challenge) TP Hồ Chí Minh năm 2024, với sự tham dự của 74 đội thi.
Lâm Đồng: Đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp Camera 360 trẻ

Lâm Đồng: Đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam đề nghị thanh niên Lâm Đồng cần phải tiên phong chuyển đổi số, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thực hiện theo phương châm “ ở đâu có thanh niên ở đó có tổ chức Hội hoặc các hình thức hoạt động của Hội”.
400 cầu thủ khai mạc mùa Giải bóng đá sinh viên lần thứ IX Camera 360 trẻ

400 cầu thủ khai mạc mùa Giải bóng đá sinh viên lần thứ IX

TTTĐ - Ngày 18/10, trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức khai mạc Giải bóng đá sinh viên lần thứ IX năm 2024, gần 400 cầu thủ của 20 đội bóng đến từ 10 Liên chi đoàn và đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia.
Xem thêm