Tag

Bạo lực học đường liên tiếp gia tăng: Cần "liều thuốc" mạnh

Muôn mặt cuộc sống 27/05/2023 17:02
aa
TTTĐ - Không phải là hiện tượng mới, tuy nhiên thời gian gần đây, nạn bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như học sinh va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường Vắc-xin nào cho vi-rút “Bạo lực học đường”? Cử tri lo lắng tình trạng bạo lực học đường, trẻ hóa độ tuổi phạm tội Nâng cao kiến thức cho học sinh về ma túy, thuốc lá điện tử và bạo lực học đường

Đánh bạn tàn bạo

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các clip học sinh các trường THCS, THPT ở một số tỉnh, thành phố như Nghệ An, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Phòng, Cà Mau… đánh nhau ngay trong lớp học hoặc bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Trong các clip này, không chỉ hai học sinh đánh nhau mà cả một nhóm học sinh xông vào, thậm chí dùng cả gậy, mũ bảo hiểm đánh bạn một cách tàn bạo. Nạn nhân chỉ biết van xin, không thể phản kháng. Đáng lưu ý, bạo lực không chỉ diễn ra trong nam sinh mà còn lan sang cả nữ sinh và ngày càng gia tăng. Khi xem những clip này, nhiều người không khỏi xót xa, phẫn nộ.

Thực tế, bạo lực học đường tồn tại ở bất cứ môi trường giáo dục nào, không ngoại trừ trường chuyên, lớp chọn, thành phố hay nông thôn. Không chỉ đơn giản là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành, làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể mà bạo lực học đường còn thể hiện ở việc nạn nhân bị sỉ nhục, lăng mạ; Bị tẩy chay, cô lập vì những lý do hết sức vô lý.

Không ít học sinh vì nhiều lý do, không dám nói ra, tự chịu đựng. Có trường hợp nói ra nhưng bố mẹ, nhà trường không có giải pháp xử lý triệt để, nên các em rơi vào bế tắc, dẫn đến hành động bột phát dại dột. Không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Bạo lực học đường liên tiếp gia tăng: Cần
Thời gian gần đây nạn bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội), bạo lực học đường là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất của học sinh.

"Có những lời đe dọa ngay từ lúc đầu là xích mích nhỏ, phải có hoạt động nhóm hòa giải ngang hàng để ngay từ xích mích nhỏ được giải tỏa, các em hiểu nhau rồi, không làm bùng phát lên thành các vụ việc nghiêm trọng nữa.

Không phải nhà trường mới có trách nhiệm, mà gia đình phải có trách nhiệm. Trong đó, đối với nhà trường vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phòng tham vấn tâm lý học đường rất quan trọng. Tất cả phải chung tay thì mới kiểm soát được tình trạng bạo lực học đường này".

Đối với những học sinh vi phạm, theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam: "Phải xử lý thật nặng, không có vùng cấm. Em nào cứ mắc đi, mắc lại tội kéo bè kéo cánh đánh bạn, cần thiết phải đuổi học. Nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải đưa các em này vào trại giáo dưỡng. Chúng ta không sợ xử phạt nặng thì hỏng mất một con người. Có khi việc xử phạt nặng lại là liều thuốc mạnh làm cho các học sinh này tỉnh ngộ, quyết tâm làm lại cuộc đời".

Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, với những em là nạn nhân của bạo lực học đường thì việc nên làm là không được giấu giếm mà phải tìm đến những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô, phòng tư vấn tâm lý trường học để chia sẻ và cùng tìm giải pháp.

Cần biện pháp cứng rắn hơn

Trước nguy cơ tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi bạo lực học đường. Theo đó, các nhà trường tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường…

Các trường lồng ghép tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các môn Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, hoạt động trải nghiệm và các môn học khác…

Cùng với đó, nhà trường cần xây dựng “Cẩm nang pháp luật và kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục” dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông; Sổ tay an ninh trật tự, an toàn trường học; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; Phát huy vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục học sinh.

Bạo lực học đường liên tiếp gia tăng: Cần
Một vụ bạo lực học đường, camera ghi lại cảnh sinh viên đánh nhau ở cầu thang trường Đại học FPT vào trưa 18/5. Ảnh cắt từ clip

Thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh. Nhà trường hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục con.

Các cơ sở giáo dục đào tạo cũng thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm… Cùng với các biện pháp trên, để chủ động bảo vệ học sinh, bên cạnh các hình thức xử lý nghiêm theo pháp luật, rất cần sự đồng lòng chung tay để chặn nạn bạo lực học đường.

Đặc biệt, nhà trường cần tạo được môi trường giáo dục thân thiện, vui vẻ, tích cực để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc. Đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải có sự gần gũi với học sinh để hiểu tính cách của từng em cũng như các mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp để kịp thời phát hiện, uốn nắn, hỗ trợ các em giải quyết các mâu thuẫn khi mới phát sinh.

Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng cần thường xuyên có sự trao đổi phối hợp để có tiếng nói chung trong việc cùng xử lý các vấn đề phát sinh một cách khéo léo, không để sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát. Các em học sinh cần được trang bị thêm nhiều bài học về kỹ năng sống để giúp các em hình thành đức tính tốt, có thái độ nhân văn khi ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người chung quanh.

Đọc thêm

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc Muôn mặt cuộc sống

Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc

TTTĐ - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định một số mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” Muôn mặt cuộc sống

Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”

TTTĐ - Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”.
20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù Muôn mặt cuộc sống

20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù

TTTĐ - Có 20 cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được phê duyệt số lượng xe ô tô bán tải hoặc xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ nhiệm vụ đặc thù (kiểm lâm; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh…)
Xem thêm