Tag

Hội quán: ngôi nhà chung của nông dân Đồng Tháp

Nông thôn mới 13/04/2019 18:28
aa
TTTĐ - Khi đến thăm mô hình Thuận Tân Hội quán tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sáng 13/4, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chính là cầu nối gắn kết các Hội quán trong xây dựng nông thôn mới, phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người nông dân và xây dựng đô thị văn minh từ mô hình Hội quán.

Hội quán: ngôi nhà chung của nông dân Đồng Tháp

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thăm mô hình Thuận Tân Hội quán tại xã Tân Thuận Tây.

Bài liên quan

Lựa chọn cán bộ đúng tiêu chuẩn và yêu cầu thực tiễn công tác Mặt trận

Mặt trận phải thể hiện rõ vai trò chủ trì đối với các tổ chức thành viên

Chủ tịch TƯ MTTQ Việt Nam chúc tết Chôl Chnăm Thmây năm 2019 đến đồng bào Khmer

Ông Vũ Văn Tiến giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam

Cùng đi với đoàn có ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Ban, đơn vị UBTƯ MTTQ Việt Nam và lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp.

Mô hình hợp tác mới ở Đồng Tháp

Hội quán ở Đồng Tháp là một hình thức liên kết tự nguyện của những người nông dân nhằm chia sẻ những “chuyện làng, chuyện xóm” và hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Dù mới bước đầu thành lập nhưng mô hình này đã tỏ rõ sức cố kết và lan tỏa trong cộng đồng.

“Hội quán” là mô hình quy tụ nông dân cùng chia sẻ kinh nghiệm, phương án sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ, phương thức làm ăn giỏi... Hội quán xuất hiện ở Đồng Tháp và cũng là địa phương đầu tiên ở đồng bằng Sông Cửu Long có mô hình này. Từ hội quán đầu tiên thành lập ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành vào tháng 6/2016, đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 68 hội quán với 3.836 thành viên tham gia.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác thăm Hội quán.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác thăm Hội quán.

Hầu hết các hội quán tập hợp những nông dân cùng sản xuất chung một ngành nghề như lúa, xoài, chanh, cam, quýt, hoa kiểng, nuôi lươn,… Các hội quán hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, không có một tổ chức chính trị nào điều hành, các thành viên tự bầu chọn ra một chủ nhiệm hội quán, tự tổ chức các buổi hội họp thường kỳ để hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, gắn kết quan hệ làng xóm. Qua hội quán, các nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp trao đổi với nông dân về những kỹ thuật sản xuất mới, cách kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Với mô hình hội quán, bà con nông dân có thể cùng nhau hợp tác, giúp nhau phát triển. Thông qua hội quán, lãnh đạo tỉnh, các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp đều có thể đến sinh hoạt cùng bà con.

Thời gian qua, Hội quán không chỉ là kênh trao đổi, chia sẻ giữa những người nông dân với nhau hay giữa người dân với chính quyền, mà còn là kênh liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Hội quán đã tạo chuyển biến trong tư duy sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, từ sản xuất theo tự do thì chuyển sang sản xuất những sản phẩm thị trường cần. Đặc biệt, Hội quán đã thúc đẩy liên kết giữa những người nông dân, đây là chìa khóa để mở ra hướng mới trong liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp, từ đó đảm bảo được giá xuất khẩu nông sản cho nhân dân và vùng nguyên liệu lớn hơn cho các doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy của người làm nông nghiệp

Theo ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy, Hội quán ra đời với mong muốn thay đổi tư duy của người dân trong sản xuất và tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên thị trường trong giai đoạn hiện nay, từ đó xây dựng được chuỗi ngành hàng và tạo niềm tin cho người nông dân trong sản xuất, kinh doanh, huy động người nông dân cùng xây - cùng quản - cùng hướng với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn mỗi thành viên trong Hội quán phát huy tinh thần đoàn kết, cùng chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm quý trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất...
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn mỗi thành viên trong Hội quán phát huy tinh thần đoàn kết, cùng chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm quý trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất...

Bên cạnh đó, Hội quán cũng chính là cách để người nông dân cùng chung tay phát trển du lịch cộng đồng, nâng cao ý thức người dân trong gìn giữ đường làng, ngõ xóm. “Đây chính là cách chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp của người nông dân”, ông Lê Minh Hoan.

Cũng theo ông Lê Minh Hoan, một trong những phương thức hữu hiệu trong Hội quán chính là xuất khẩu lao đông, đưa người nông dân ra nước ngoài với tư duy “đi làm thuê để về nhà làm chủ”, mỗi người lao động chính là nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn mới, là phương thức hữu hiệu cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Đẩy mạnh mô hình Hội quán nông dân

Trực tiếp đến thăm và khảo sát mô hình Thuận Tân Hội quán tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi trước những kết quả đạt được của Thuận Tân Hội quán nói riêng và Hội quán tỉnh Đồng Tháp nói chung, đây là mô hình hợp tác mới của người nông dân đồng bằng Sông Cửu Long.

“Hội quán đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp để đây là ngôi nhà chung với những sinh hoạt tự giác, tự nguyện, tập hợp những người làm nông nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, qua đó tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó. Hội quán chính là ngôi nhà chung, là nơi tập hợp và củng cố vững chắc hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Khẳng định đây là mô hình hợp tác hiệu quả trong phát triển kinh tế, để mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn mỗi thành viên trong Hội quán phát huy tinh thần đoàn kết, cùng chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm trong chọn lựa giống cây trồng, chọn lựa khoa học kỹ thuật phù hợp để chung sức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đưa nông nghiệp của Đồng Tháp ngày càng xứng tầm, đảm bảo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” trên thế giới.

Đại diện Hội quán giới thiệu sản phẩm xoài Cát Chu của Hội quán đã và đang được xuất khẩu sang nước ngoài.
Đại diện Hội quán giới thiệu sản phẩm xoài Cát Chu của Hội quán đã và đang được xuất khẩu sang nước ngoài.

Cùng với đó, mỗi thành viên trong Hội quán cần đẩy mạnh nghiên cứu những sản phẩm nông nghiệp mới và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua vận động bà con trên địa bàn ý thức trong việc xả rác ra môi trường. “Chỉ khi môi trường sống sạch đẹp thì môi trường sống được đảm bảo và mới thu hút được đông đảo khách du lịch. Mỗi thành viên Hội quán chính là một hướng dẫn viên du lịch tích cực trên địa bàn”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm tới phát triển mô hình Hội quán, từ đó có rút kinh nghiệm, đánh giá và nhân rộng mô hình để đây là kênh hữu hiệu phát triển kinh tế tại Đồng Tháp.

Bên cạnh đó cần hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống, giữ vững an ninh trật tự, phát triển thương hiệu nông sản, từ đó, xây dựng cộng đồng dân cư vững mạnh, văn hóa.

“Phải phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng để xây dựng Hội quán ngày càng vững mạnh. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chính là cầu nối gắn kết các Hội quán trong xây dựng nông thôn mới, phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người nông dân và xây dựng đô thị văn minh từ mô hình Hội quán”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm