Tag

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Nông thôn mới 14/06/2024 14:00
aa
TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Yên Bái: Sôi động các hoạt động văn hóa, du lịch dịp nghỉ lễ Những ngôi trường hạnh phúc trên rẻo cao Cần kiểm tra, siết chặt công tác đảm bảo an toàn lao động Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc

Hình thành chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Yên Bái

Sáng 14/6, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn.

Tham dự hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).

Các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị cùng sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương và cán bộ chủ chốt ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh; các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian tiêu biểu…

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm đưa Nghị quyết số 33 -NQ/TW vào cuộc sống
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Báo Yên Bái)

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Yên Bái, ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã kịp thời xây dựng, ban hành Kế hoạch số 120-KH/TU ngày 26/6/2014 về “Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI” để chỉ đạo thực hiện trong toàn Đảng bộ cho 100% cấp ủy và trên 97% cán bộ, đảng viên.

Qua học tập, quán triệt, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân đã nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của văn hóa, con người trong quá trình phát triển cũng như các quan điểm, mục tiêu xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, hình thành quyết tâm, động lực sớm đưa Nghị quyết số 33-NQ/TW vào cuộc sống.

Tiếp đó, Tỉnh ủy Yên Bái cũng ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, chỉ đạo, cho chủ trương để HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, sau 10 năm triển khai, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 5/5 mục tiêu. Đáng chú ý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 9/6/2021 về xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” giai đoạn 2021 - 2025.

Các hoạt động văn hóa, giáo dục của tỉnh được đẩy mạnh nhằm xây dựng con người Yên Bái hướng tới chân - thiện - mỹ; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; huy động sự vào cuộc của người dân trong việc xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Hằng năm, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều đăng ký thực hiện cam kết phấn đấu, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm đưa Nghị quyết số 33 -NQ/TW vào cuộc sống
Đồng chí Đỗ Đức Duy tặng Bằng khen cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 33 (Ảnh: Báo Yên Bái)

Nhờ đó, các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Yên Bái đã và đang được hoàn thiện, tạo môi trường, điều kiện phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước, được sự tích cực hưởng ứng thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tầng lớp Nhân dân, tạo sự lan tỏa trong xã hội.

Khai thác lợi thế, biến di sản thành tài sản

10 năm qua, Yên Bái đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội.

Các thiết chế văn hóa trên địa bàn được khai thác hiệu quả. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh đã phát huy được công năng sử dụng, phục vụ nhu cầu tập luyện, hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Hiện toàn tỉnh có có 9/9 Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện, cơ bản đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Toàn tỉnh có 153/173 xã, phường, thị trấn; 1.290/1.356 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa.

Từ đây, đời sống của Nhân dân không ngừng được nâng cao, các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ; xây dựng nếp sống văn minh.

Tại nhiều địa phương, Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, của, ngày công lao động để cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm và các công trình phúc lợi khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới; tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm đưa Nghị quyết số 33 -NQ/TW vào cuộc sống
Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian đã có đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết 33 được tặng bằng khen (Ảnh: Báo Yên Bái)

Bên cạnh đó, với ưu thế về tiềm năng và di sản văn hóa, tỉnh Yên Bái đặc biệt chú trọng tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động văn hóa của địa phương, kích thích sáng tạo văn hóa, tạo động lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; xác định trọng tâm xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Các tiêu chí văn hóa trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai hiệu quả gắn với các nội dung của Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch"; góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc; từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng miền, địa bàn dân cư của tỉnh.

Tiếp tục nâng cao chỉ số hạnh phúc của Nhân dân

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những đóng góp, cống hiến của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cảm ơn các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân dân gian, văn nghệ sỹ, đội ngũ cán bộ văn hóa tỉnh, những người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng đã và đang ngày đêm cống hiến không ngừng nghỉ, góp phần tích cực làm giàu thêm các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, con người Yên Bái.

Theo đồng chí Đỗ Đức Duy, Yên Bái đang nỗ lực để đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”. Để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân; phát huy giá trị văn hoá, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách về phát triển văn hóa, con người Yên Bái đã ban hành; sớm nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa, con người Yên Bái giai đoạn 2025 - 2030.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai hiệu quả, lan tỏa sâu rộng hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh; tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục đối với thế hệ trẻ Yên Bái; xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, đồng thời, quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.

Đọc thêm

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Xem thêm