Tag

Hơn 400 nghệ nhân biểu diễn trống hội tại Lễ hội Bình Đà 2024

Người Hà Nội 08/04/2024 11:58
aa
TTTĐ - Lễ hội truyền thống Bình Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) sẽ diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 12/4 đến hết 14/4, tức từ mùng 4 đến hết 6/3 năm Giáp Thìn) với nhiều nét mới nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của huyện, đẩy mạnh phát triển du lịch...
Lễ hội Bình Đà - cùng hướng về nguồn cội, tri ân tiền nhân

Sáng 8/4, UBND huyện Thanh Oai đã tổ chức Hội nghị thông tin về công tác tổ chức Lễ hội truyền thống Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024. Đồng chí Nguyễn Khánh Bình - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai chủ trì hội nghị.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Lễ hội Bình Đà là lễ hội cổ truyền từ xa xưa, một trong những lễ hội lớn của vùng. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh, lập địa, tưởng nhớ công ơn của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân - người là “Tổ dân bách Việt” đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi, dựng xây cơ nghiệp.

Hơn 400 nghệ nhân biểu diễn trống hội tại Lễ hội Bình Đà 2024
Đồng chí Nguyễn Khánh Bình - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai chủ trì hội nghị

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị gián đoạn do chiến tranh nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa. Cùng với thời gian, lễ hội ngày càng lan tỏa, phát triển, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội gắn với giá trị độc đáo của di tích Đình Nội, ngày 1/4/2014, Lễ hội Bình Đà đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, bức phù điêu (bức giá tượng) được lưu giữ trong Đình Nội được chạm nổi hình tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng với các lạc tướng, lạc hầu, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Lễ hội Bình Đà được tổ chức hàng năm, diễn ra trong nhiều ngày với rất nhiều hoạt động. Các nội dung của lễ hội từ nghi lễ đến các phẩm vật cúng tế đều thể hiện lòng tôn kính hướng về Quốc Tổ và phản ánh nội dung của truyền thuyết liên quan đến sự tích của ngài và 100 người con (100 oản, 100 quả chuối, 100 ghế chéo, thả bánh vía...).

Đã thành lệ, vào dịp lễ hội đều có đoàn đại biểu Ban Quản lý di tích Đền Hùng (Phú Thọ) về dâng hương Quốc Tổ và xin rước chân nhang ở hương án Đệ nhất của Đền Nội về thờ, với ý nghĩa cung kính đón Quốc Tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch cùng con cháu.

Hơn 400 nghệ nhân biểu diễn trống hội tại Lễ hội Bình Đà 2024
Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn năm 2024 có nhiều điểm mới nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh huyện Thanh Oai

Năm 2024, lễ hội Bình Đà sẽ được tổ chức với quy mô cấp huyện. Cùng với các nghi lễ, hoạt động tế lễ theo nghi thức truyền thống địa phương, phần hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao hấp dẫn.

Ngoài các nghi thức tế lễ, rước kiệu, các dòng họ, thôn tổ chức dâng lễ tại Đình Nội và Đình Ngoại; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; lễ tế Thiên quan; lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc… Đáng chú ý là chương trình khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 với màn nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng.

Cũng trong lễ khai mạc, UBND huyện Thanh Oai sẽ công bố tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế của địa phương từ đó đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Oai.

Đặc biệt, lễ hội Bình Đà năm 2024 sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao phong phú như: Giải bóng đá thanh niên huyện Thanh Oai; triển lãm sinh vật cảnh Thanh Oai; Hội chợ trưng bày và giới thiệu, trình diễn sản phẩm làng nghề; triển lãm ảnh Nét đẹp văn hóa Thanh Oai; liên hoan biểu diễn trống hội với sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân; liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng; trình diễn thư pháp, đốt pháo hoa, hát quan họ trên hồ Thủy đình và các trò chơi dân gian đặc sắc hứa hẹn sẽ mang đến một mùa lễ hội hấp dẫn, an toàn thu hút khách thập phương về chiêm bái và tham dự lễ hội.

Đọc thêm

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác Người Hà Nội

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt... Người Hà Nội

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên Người Hà Nội

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên

TTTĐ - Chiều 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên).
Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong... Người Hà Nội

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Xem thêm