Hơn 60 quốc gia triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi
Trong quý II năm 2022 hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi Hậu COVID-19 ở trẻ em Trẻ em bị khủng hoảng tâm lý sau đại dịch |
Mỹ triển khai tiêm vắc xin cho trẻ 5 - 11 tuổi từ tháng 11 năm ngoái (Ảnh: AP) |
Trong bối cảnh các biến chủng mới bùng phát, nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho trẻ em để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Về việc sử dụng vắc xin cho trẻ ở độ tuổi này, theo khuyến cáo, số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và của nhà sản xuất thì tính an toàn của vắc xin cũng tương tự như đối với vắc xin sử dụng cho người lớn và trẻ lớn từ 12 tuổi cho đến dưới 18 tuổi.
Theo các chuyên gia, mặc dù vắc xin có thể không ngăn trẻ bị nhiễm bệnh, nhưng chúng giúp giảm nghiêm trọng của các biến chứng và ngăn ngừa việc nhập viện, thậm chí tử vong”. Ngoài ra, vắc xin cũng bảo vệ trẻ không bị di chứng COVID-19 kéo dài, một tình trạng khiến các em có thể mệt mỏi, mất tập trung, đau đầu và khó thở nhiều tháng sau khỏi bệnh.
Israel là một trong những quốc gia triển khai sớm nhất chương trình tiêm chủng cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Quốc gia này phê duyệt khẩn cấp vắc xin Pfizer vào ngày 15/11/2021, sau làn sóng COVID-19 thứ tư. Vào thời điểm này, trẻ từ 5 - 11 tuổi chiếm gần một nửa trong số các trường hợp dương tính.
Châu Âu đã bắt đầu cấp phép tiêm vắc-xin cho trẻ 5 - 11 tuổi từ tháng 11/2021. Sau đó, các nước trong khu vực bắt đầu tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ. Theo quy định, vắc xin được tiêm cho trẻ em 5 - 11 tuổi tại Châu Âu bằng 1/3 liều của người lớn và hai liều tiêm cách nhau trong khoảng thời gian 21 ngày.
Ngoài vắc xin Pfizer được cấp phép, vào tháng 3 vừa qua, Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu cũng cấp phép cho vắc xin của hãng Moderna cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi.
Một cậu bé được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi ở Tokyo ngày 26/2/2022 (Ảnh: Kyodo) |
Tại Mỹ, việc tiêm vắc-xin cho trẻ 5 - 11 tuổi đã được tiến hành từ tháng 11/2021. Vắc-xin được cấp phép là của hãng Pfizer.
Tiến sỹ Monica Gandhi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết, việc các cơ quan chức năng phê chuẩn vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi là điều đặc biệt quan trọng vì đây là những trẻ em trong độ tuổi đến trường.
Vắc xin COVID-19 dành cho trẻ em đã chứng minh có hiệu quả lên tới hơn 90% trong ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm bệnh. Đây là tiền đề để thu hẹp các biện pháp kiểm dịch và đóng cửa trường học, hướng tới việc khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới.
Theo Tiến sỹ Gandhi, đối với các trường tiểu học, thật khó để khôi phục các hoạt động trở lại trạng thái bình thường nếu không có vắc xin bởi giáo viên luôn phải lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh.
Các quốc gia Châu Á cũng đang đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Indonesia đã tiêm cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi từ tháng 12/2021. Singapore và Thái Lan bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ em 5 - 11 tuổi từ tháng 1/2022. Malaysia và Campuchia cũng bắt đầu tiêm từ tháng 2.
Từ cuối tháng 2, Lào bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi.
Trung Quốc đã triển khai chiến dịch bao phủ vắc xin cho trẻ em từ tháng 12 năm ngoái. Với việc phê duyệt sử dụng 2 loại vắc xin bất hoạt của Sinopharm và Sinovac cho nhóm trẻ từ 3 - 11 tuổi.
Từ cuối tháng 2, Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ở Tokyo và sau đó mở rộng ra cả nước.
Nhật Bản sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em ở độ tuổi này, với liều lượng bằng 1/3 so với liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần lễ.
Theo dữ liệu thực tế và thử nghiệm lâm sàng, trẻ thường đau tại vùng tiêm, sốt nhẹ, đau đầu. Phản ứng tương tự với các nhóm tuổi khác. Sau liều thứ hai, 39% trẻ nhỏ cảm thấy mệt mỏi và 28% báo cáo hiện tượng đau đầu. Dưới 10% các em bị sốt và đau cơ. Công bố đầu tháng 1 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tiêm vắc xin Pfizer hiếm khi gặp phản ứng phụ nghiêm trọng. Cơ quan này nhận được 11 báo cáo về chứng viêm cơ tim trên hơn 8 triệu liều đã triển khai và tất cả đều biểu hiện nhẹ. |