Tag

Hướng dẫn các quy định về nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy

Môi trường 04/11/2022 14:00
aa
TTTĐ - Ngày 4/11/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn các quy định về nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy”.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành 2 giải báo chí "Giảm ô nhiễm nhựa đại dương" năm 2022 Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi" Đà Nẵng: Nước thải đen ngòm chảy ồ ạt ra biển Mỹ Khê sau mưa Đồng Nai: Xả nước thải chăn nuôi ra môi trường, Công ty Trọng Khôi bị phạt nặng

Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn Công ước Stockholm vào ngày 22/7/2002. Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam (tại Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg, và cập nhật tại Quyết định số 1598/QĐ-TTg).

Các Kế hoạch này được ban hành nhằm quản lý an toàn, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các chất POP tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm, thể hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam đối với Công ước Stockholm và trong bối cảnh xu hướng quốc tế về quản lý và kiểm soát chặt chẽ các chất POP (các chất ô nhiễm khó phân hủy), Bộ Tài nguyên & Môi trường đã nội luật hóa các quy định của Công ước Stockholm trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy (bao gồm các chất POP) và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy (tại Điều 69), cũng như quy định xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị (tại Điều 97, 98).

Các nội dung này được quy định chi tiết tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (Điều 38, 39, 40, 41, 42), Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT (Điều 47, 48) và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP (Điều 28). Với các quy định này, Việt Nam sẽ tăng cường vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý các chất POP đối với Công ước Stockholm.

Để đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm về quản lý chất hữu cơ khó phân hủy (POP), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh mong rằng, thông qua hội thảo, cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ nhận được những định hướng, hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể, hữu ích để triển khai hiệu quả các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; đánh giá nhu cầu nhập khẩu, sử dụng và thay thế các chất chất ô nhiễm khó phân hủy trong các ngành/lĩnh vực sản xuất; thủ tục đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm khó phân hủy.

Từ đó đảm bảo được sự phát triển mạnh mẽ của chính doanh nghiệp, cũng như đóng góp hiệu quả vào hành trình xây dựng tương lai chung thịnh vượng, bền vững của quốc gia và thế giới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận những nội dung về đánh giá nhu cầu nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất POP của các doanh nghiệp; thủ tục đăng ký miễn trừ chất POP; lộ trình thay thế, chuyển đổi nguyên liệu là các chất POP trong các ngành công nghiệp...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức nhấn mạnh, với vai trò là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất POP, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, địa phương, đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp và chuyên gia triển khai hiệu quả các Quyết định này tại Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức hy vọng, sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội ngày càng chặt chẽ, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định, đồng thời cũng thể hiện quyết tâm, hành động của Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai có hiệu quả các quy định về BVMT trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy nói trên nhằm đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm trong việc giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người thông qua giảm phát thải các chất ô nhiễm khó phân hủy (bao gồm các chất POP), BVMT, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

Phương Thu. Ảnh: Vương Đức

Đọc thêm

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn Xã hội

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

TTTĐ - Nước dâng quá nhanh khiến nhiều tiểu thương ở chợ Thanh Vinh (TP Đà Nẵng) không kịp trở tay, bất lực nhìn hàng hóa bị nước nhấn chìm. Ngay sau khi nước rút, người dân hối hả dọn dẹp bùn non còn bám đầy đường.
Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão Môi trường

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

TTTĐ - Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp bền vững chống ngập úng. Ngoài những giải pháp về hạ tầng, thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác tiêu thoát nước mùa mưa.
Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ Môi trường

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

TTTĐ - Ngày 5/7, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động hoạt động năm 2025 của chương trình “Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh” và ra mắt sáng kiến “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”.
Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở Môi trường

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở

TTTĐ - Chọn cách xây dựng “lá chắn từ cơ sở”, lấy tuyên truyền làm đòn bẩy, thành phố Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tự thân tăng sức đề kháng, sẵn sàng ứng phó, nâng cao hiệu quả toàn diện trong công tác phòng chống thiên tai cực đoan và biến đổi khí hậu.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý Môi trường

Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý

TTTĐ - Hàng tấn bánh kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm còn nguyên tem mác, thậm chí còn hạn sử dụng, bị đổ trộm, đốt bỏ phi pháp tại các bãi đất trống ở những thành phố lớn trên cả nước. Những "đống rác đặc biệt” này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là lời cảnh báo về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang len lỏi sâu vào thị trường, cùng với đó là sự buông lỏng trong quản lý và những lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy.
Xem thêm