Tag

Hương vị Tết nơi những làng nghề trăm tuổi

Phóng sự 21/01/2023 08:00
aa
TTTĐ - Mỗi người, mỗi gia đình sẽ có nhiều cách đón Tết khác nhau, nhưng có lẽ với nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, dịp Tết là một giai đoạn tất bật nhất, được mong chờ nhất, với những ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Tưng bừng lễ hội Làng nghề văn hóa ẩm thực giò, chả Ước Lễ Đưa hàng thủ công làng nghề Thủ đô lên "chợ ảo" Festival sản phẩm nông nghiệp, làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp Quảng bá sản phẩm nông sản, OCOP, làng nghề Chào Xuân Quý Mão 2023
Để bánh tráng ngon hơn, chị Thu Trang (Củ Chi) phải thức và canh phơi sương trong đêm
Để bánh tráng ngon hơn, chị Thu Trang (Củ Chi) phải thức và canh phơi sương đêm

Làng bánh tráng vào vụ

Những ngày cuối năm, làng bánh tráng trăm tuổi Phú Hòa Đông - một xã thuộc vùng “đất thép” huyện Củ Chi lại trở nên vô cùng tất bật bởi những đơn hàng. Bánh tráng nơi đây vốn nổi tiếng bởi có lịch sử truyền thống, có hương vị đặc trưng, mềm dẻo...

Sự bận rộn trong mỗi mùa Tết nơi đây không chỉ khẳng định tên tuổi mà còn mang giá trị tinh thần xuyên suốt của một làng nghề lâu đời. Nó chứa đựng biết bao tâm huyết và niềm tự hào của người dân Phú Hòa Đông. Bởi vậy, cứ mỗi dịp cận Tết là nhiều nhà phải thuê thêm người để làm, để giao mới kịp đơn hàng cho khách.

Làng bánh tráng Phú Hòa Đông đã có tuổi đời gần thế kỷ
Làng bánh tráng Phú Hòa Đông đã có tuổi đời gần thế kỷ

Trước đây, từng lớp bánh tráng đều do chính tay người làng nghề làm, từ ngâm gạo, xay bột, tráng và phơi bánh… mà thành. Đến nay, nhờ có sự trợ giúp từ máy móc mà mọi người đã rảnh tay hơn, những xấp bánh tráng cũng đều và đẹp hơn. Dĩ nhiên, dân làng nghề vẫn luôn tin rằng, máy móc chỉ giúp tinh gọn một số công đoạn chứ không thể làm mất đi hương vị đặc trưng vốn có của bánh tráng Phú Hòa Đông.

Cô Sáu Run (61 tuổi) - một người theo mẹ làm bánh tráng thủ công từ nhỏ, nay cũng ngót nghét gần 50 năm. Cô chia sẻ, mấy năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã nghỉ làm vì nghề này vất vả, thấy cũng rất buồn vì làng nghề bị mai một dần theo thời gian.

Cô Sáu Run tự hào kể lại về những thăng trầm với làng nghề bánh tráng
Cô Sáu Run tự hào kể lại về những thăng trầm với làng nghề bánh tráng

Tuy nhiên, với riêng cô Sáu, những xấp bánh tráng mỗi ngày làm ra đều rất trân quý, bởi nó không đơn giản chỉ là nghề mưu sinh do mẹ cô để lại mà còn chứa đựng biết bao kỷ niệm, cái tình, cái nghĩa và niềm tự hào của người dân nơi đây.

“Nhà cô chẳng phải là một xưởng sản xuất lớn. Vợ chồng cả mấy chục năm qua đều đổ thủ công bằng tay như vậy nhưng nhiều người vẫn biết và tìm đến đặt hàng. Chưa kể nhiều lúc vui vì đang làm thì có những đoàn khách nước ngoài tới thăm, cả những bạn trẻ từ nhiều nơi tìm đến xem rồi muốn tự tay đổ thử bánh... Nghĩ đến đó thôi cũng đủ tự hào và phấn khởi lắm rồi, cháu ạ!”, cô Sáu Run cười tươi kể lại, như thể Xuân đã về.

Đối với cách làm bánh tráng truyền thống, thoạt nhìn có thể thấy rất đơn giản nhưng kì thực từng lớp bánh tráng mỏng manh đều được thực hiện bằng cả trăm ngàn sự khéo léo, tỉ mỉ và tâm huyết của người dân làng nghề.

Chị Thu Trang (huyện Củ Chi) cho biết, mỗi ngày chị lấy bánh và bỏ mối khoảng 100 ký. Tính trung bình 1 tháng chị phân phối cũng khoảng 3 tấn bánh. Bánh tráng khô được chị mua về phơi sương qua đêm sẽ mềm dẻo và thơm ngon hơn nên hút khách.

“Mình làm nghề này từ năm 2017 tới nay. Tết thì trời lạnh, ít sương nhưng hàng cũng cứ đều đều…”, chị Thu Trang chia sẻ.

Bánh tráng khô được chị Thu Trang phơi sương qua đêm sẽ mềm và dẻo hơn
Bánh tráng khô được chị Thu Trang phơi sương qua đêm sẽ mềm và dẻo hơn

Chị Họa Mi (quận Tân Bình) - một khách quen của làng bánh tráng Phú Hòa Đông cho biết, cứ khoảng tầm 23 tháng Chạp, chị lại đến đây mua bánh tráng để làm phong phú thêm mâm cỗ Tết cho gia đình.

“Mấy món ăn ngày Tết đa phần nhiều dầu mỡ nên nhà tôi thường chọn ăn thêm đồ cuốn cho bớt ngấy. Ngoài ra, bọn trẻ cũng thích ăn bánh tráng trộn nữa. Mà bánh tráng Phú Hòa Đông là lựa chọn được cả nhà tôi yêu thích”, chị Mi chia sẻ.

Bánh tráng trộn - món ăn yêu thích của giới trẻ hiện nay
Bánh tráng trộn - món ăn yêu thích của giới trẻ hiện nay

Xuân về trên những thiên nhang

Dọc hai bên đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh mùa này luôn tràn ngập sắc đỏ, sắc vàng… của hàng nghìn bó nhang đang phơi nắng, xoè ra như những đóa hoa sáng rực cả một tuyến đường.

Từ khoảng 100 năm trước, mỗi khi Tết đến, do phong tục cúng bái đầu năm tăng cao, người dân nơi đây lại tất bật se tay, rây bột… rồi gom từng bó nhang đem phơi khiến cả khu vực vô cùng sặc sỡ, thơm phức. Cứ như vậy, nơi đây trở thành làng nghề làm nhang nổi tiếng từ khi nào không hay, rồi được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2012.

Cứ vào mùa Tết, người dân làng nhang xã Lê Minh Xuân lại tất bật với nghề truyền thống
Cứ vào mùa Tết, người dân làng nhang xã Lê Minh Xuân lại tất bật với nghề truyền thống

Những ngày cận Tết, làng nghề lại trở nên vô cùng náo nhiệt và tất bật. Nhiều nhà còn huy động thêm cả bà con, người thân, hoặc thuê mướn công nhân đến phụ giúp cho kịp đơn hàng.

Ghé thăm một hộ làm nhang trên đường Mai Bá Hương, cô Phạm Thị Lệ (59 tuổi) cho biết, gia đình đã làm công việc này gần 3 thập kỷ. Như thói quen, cứ vào khoảng thời gian này là nhà cô lại làm ngày, làm đêm cho kịp đơn hàng ngày Tết.

Hình ảnh người nghệ nhân làng nhang Lê Minh Xuân tất bật khi vào vụ Tết
Hình ảnh người nghệ nhân làng nhang Lê Minh Xuân tất bật khi vào vụ Tết

Cô Lệ kể, ngày xưa gia đình phải se nhang, trộn bột thủ công bằng tay hoàn toàn nên năng suất không cao, làm được chỉ khoảng 8 - 10 thiên/ngày (mỗi thiên 1.000 cây). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi công nghệ đổi mới, làng nghề đã bắt đầu áp dụng máy móc vào nên việc sản xuất nhang của cô cũng thay đổi dần. Từ khi sử dụng thêm máy nhồi, máy phóng nhang… mỗi ngày gia đình cô có thể sản xuất khoảng 60 - 80 thiên, có khi cao điểm đến cả 100 thiên.

Bằng việc sử dụng máy móc, gia đình cô Lệ vừa giảm được nhân công túc trực làm việc mỗi mùa cao điểm, lại tăng năng suất lao động, tăng thu nhập gấp 3 - 4 lần.

Sản xuất được nhiều, sân nhà cô Lệ lúc nào cũng đỏ rực những thiên nhang phơi nắng. Vì lẽ đó, hễ khách du lịch đi ngang qua nhà cô, ai cũng phải nán lại xin chụp mấy tấm ảnh vì cảnh đẹp hút hồn.

Hương vị Tết nơi những làng nghề trăm tuổi

Chị Lưu Thi Linh (47 tuổi, ngụ Quận 7) là một khách “quen mặt” của làng nhang Lê Minh Xuân chia sẻ, cứ mỗi khi gần đến Tết, chị lại đến đây để đặt mua nhang thơm riêng, mặc cho có cách xa gần 30km, âu cũng bởi vì cảnh sắc và hương thơm đặc biệt của nơi này.

“Cứ mỗi lần đến đây, thấy cảnh nhà nhà, người người hối hả phơi nhang, xòe ra thành từng bó sặc sỡ, kèm theo thoang thoảng hương trầm, hương quế làm mình cảm thấy Tết dường như đã cận kề”, chị Linh chia sẻ.

Những thiên nhang đỏ rực một góc sân
Những thiên nhang đỏ rực một góc sân

Không chỉ trong nước, “tiếng thơm” của làng nghề ngót 100 tuổi này còn đến tai với nhiều du khách thập phương. Anh Sam Franklin - du khách đến từ Mỹ cũng là một người trong số đó. Sam Franklin cho biết, anh ấn tượng nơi này đầu tiên thông qua những bức ảnh trên Instagram. Điều đó khiến anh tò mò nên khi có dịp đến thăm TP Hồ Chí Minh, anh đã phải tìm đến tận nơi để chiêm ngưỡng cũng như chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nơi đây.

Giữa dòng chảy của thời gian, hương vị Tết có thể thay đổi đi nhiều, nhưng những làng nghề truyền thống vẫn luôn mang trong mình sứ mệnh gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền. Nó góp phần tô điểm thêm sự dung dị, chân chất, gần gũi của ông cha ta. Nét đẹp đó cũng theo dòng chảy thời gian, hòa mình vào nhịp sống hiện đại, để TP Hồ Chí Minh hôm nay trở nên năng động và nghĩa tình biết bao.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm