Tag

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Nông thôn mới 12/10/2020 16:09
aa
TTTĐ - Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) nằm ven sông Hậu với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Những năm gần đây đường bộ phát triển, Kế Sách mới thoát khỏi tình trạng vùng sâu nghèo của tỉnh.
Sóc Trăng: Công trình không phép tồn tại dai dẳng giữa thành phố Huyện Châu Thành (Sóc Trăng): Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng): Kế thừa, phát huy tiềm năng thế mạnh riêng có để phát triển bền vững Huyện Long Phú (Sóc Trăng): Tập trung nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng và phát triển kinh tế, xã hội Huyện Trần Đề (Sóc Trăng): Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội Huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng Nông thôn mới
Bí thư tỉnh Ủy Phan Văn Sáu cùng Lãnh lãnh huyện Ké Sách dự lễ kí kết tiêu thụ xuất khẩutrái Vú Sữa niên vụ 2019 2020
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu cùng lãnh đạo huyện Kế Sách dự lễ ký kết tiêu thụ xuất khẩu trái vú sữa niên vụ 2019 - 2020

Trong những năm qua, giá cả và đầu ra một số nông sản thiếu ổn định, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và tình hình sạt lở bờ sông, bờ bao ngày càng khó lường. Vượt qua thách thức, huyện Kế Sách vẫn đạt được thành tựu trong chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra, Kế Sách đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và có những phát triển đột phá. Đến nay, kinh tế của huyện có bước phát triển khá toàn diện, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng và phát huy. Cả 8 xã trong huyện có diện tích trồng lúa lớn đều hình thành được cánh đồng lớn với diện tích trên 3.000ha.

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Huyện có diện tích trồng lúa lớn với diện tích trên 3.000ha

Ngành nông nghiệp huyện thông qua hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác đã chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức gieo sạ đồng loạt với những giống lúa có chất lượng cao (thơm nhẹ), cơ giới hóa 100% trong khâu làm đất, thu hoạch và được hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, kinh tế hợp tác đã từng bước hình thành các vùng sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP. Các loại trái cây đặc sản của huyện được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và tem điện tử truy xuất nguồn gốc (mã code) và được ký hợp đồng với các công ty bao tiêu (trong đó có vú sữa tím xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bưởi Năm Roi xuất sang thị trường Châu Âu).

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến nay huyện được công nhận 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao: Nấm linh chi thái lát, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa (Công ty Thiên Vạn Tường); Bưởi da xanh, bưởi năm roi (Kế Thành); Vú sữa tím (Trinh Phú) và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao là Nước Yến đông trùng hạ thảo (Công ty Thiên Vạn Tường).

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Vú sữa tím

Trong nhiệm kỳ vừa qua, huyện Kế Sách đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, mạng lưới giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa, cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm và 100% các đường trục ấp, liên ấp đã được đầu tư. Hệ thống thủy lợi khép kín trên 99% diện tích đất sản xuất; 98,71% hộ dân được sử dụng điện (hộ Khmer chiếm 97%) và 98,75% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 39,16% hộ dân sử dụng nước sạch)…

Ông Lê Vũ Đức - Chủ tịch UBND huyện Kế Sách cho biết, trong những năm gần đây kinh tế của huyện tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Trong sản xuất lúa, Nhân dân đã chú trọng đến chất lượng hạt gạo và chuyển dần sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Sản lượng lúa thơm nhẹ đạt 120.251 tấn, bằng 130,71% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Diện tích cây ăn trái tiếp tục tăng, ước đạt 16.425ha trong năm 2020 (tăng 777ha so với năm đầu nhiệm kỳ), đạt 109,5% Nghị quyết.

Cơ cấu cây ăn trái cũng có sự chuyển dịch theo hướng cải tạo vườn già cỗi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Bưởi da xanh, vú sữa, xoài, quýt, chanh, nhãn, dừa… Lợi nhuận mang lại từ cây ăn trái đạt khá, đặc biệt là bưởi, vú sữa, sầu riêng...

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Bưởi da xanh

Huyện cũng tích cực chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với các giống cây trồng đặc sản, chủ lực như: Bưởi năm roi, da xanh (Kế Thành); Vú sữa tím (Trinh Phú, Xuân Hòa); Cam sành (Ba Trinh); Xoài cát chu (An Lạc Tây)…

Tập trung chỉ đạo phát triển mô hình kinh tế tập thể, từ năm 2015 đến nay, huyện Kế Sách có thêm 15 HTX được thành lập mới, nâng tổng số hiện có 30 HTX. Trong đó, 14 HTX trồng cây ăn trái, 1 HTX chăn nuôi, 15 HTX sản xuất lúa và 61 tổ hợp tác, tăng 11 tổ hợp tác so với năm 2015 (trồng trọt 50 tổ, chăn nuôi 11 tổ).

Các HTX, tổ hợp tác là nòng cốt trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 7 HTX đã xây dựng mô hình sản xuất theo chuẩn VietGAP, với diện tích 209,37ha và 7 HTX đã được cấp 28 mã số vùng, với diện tích 228,41ha của 5 loại trái cây chủ lực gồm: Bưởi, cam, vú sữa, xoài và nhãn… đáp ứng được các tiêu chí của thị trường trong nước và xuất khẩu...

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2020 ước thực hiện 780 tỷ đồng, tăng 37,32% so với đầu nhiệm kỳ (568 tỷ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước thực hiện 11.100 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết; Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 8.550 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện trong cả nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 10,95%, đạt 100,91% so với Nghị quyết giao 11.000 tỷ, tăng 1,68 lần so với đầu nhiệm kỳ (6.600 tỷ).

Thời gian qua một số chợ nông thôn đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới như: Chợ Nhơn Mỹ (xã Nhơn Mỹ); Chợ Mang Cá (xã Đại Hải) và trung tâm thương mại thị trấn Kế Sách, tạo điều kiện để phát triển thương mại của địa phương.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các cấp ủy đã quán triệt, vận dụng những chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đề ra chương trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp và có sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo luôn gắn với kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết tình hình từ đó huyện kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh ngay từ cơ sở; Xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ Đảng và hệ thống chính trị; Giữ vững ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và tạo được sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Phát huy thành tựu nhiệm kỳ qua, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ huyện Kế Sách xác định lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ bằng 4 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá. Trong đó, 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện; Thực hiện tốt chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng các khu dân cư đô thị mới, phấn đấu đưa trung tâm các xã Thới An Hội, An Lạc Tây, Nhơn Mỹ, Đại Hải đạt tiêu chí đô thị loại 5, thị trấn Kế Sách và thị trấn An Lạc Thôn đạt tiêu chí đô thị loại 4.

Kế Sách tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư có hiệu quả vào các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là khu công nghiệp Sông Hậu, cụm công nghiệp An Lạc Thôn 1, An Lạc Thôn 2, khu đô thị mới thị trấn An Lạc Thôn và dự án cảng tổng hợp Cái Côn.

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng): Chuyển đổi nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Huyện tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, tập trung đúng mức cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, trường học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng Nông thôn mới; Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Đảng bộ huyện Kế Sách cũng xác định 2 khâu đột phá: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cấp huyện, cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ trong tình hình mới, phục vụ tốt cho công tác quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là hành chính công; Tạo sự chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp huyện.

Đọc thêm

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Xem thêm