Tag

Huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Loay hoay với tình trạng nông dân bỏ ruộng?

Nông thôn mới 24/12/2020 11:36
aa
TTTĐ - Là huyện thuần nông của thành phố Hải Phòng, tuy nhiên, theo thống kê vụ Mùa năm 2020, trên địa bàn huyện Kiến Thụy có tới gần 900ha đất nông nghiệp không canh tác. Theo cơ quan chức năng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng chủ yếu là do canh tác không hiệu quả và thiếu nguồn lao động dẫn tới người dân tỏ ra thờ ơ.
Huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Loay hoay với tình trạng nông dân bỏ ruộng?
Cánh đồng xã Đại Đồng, Kiến Thuỵ trước kia là những "Bờ xôi, ruộng mật", nay đã thành cánh đồng hoang, cỏ dại

Hàng trăm héc-ta đất bỏ hoang nhiều năm

Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Nam thành phố Hải Phòng bao gồm 17 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 5.078,81ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa 4.869,91ha. Tuy nhiên, theo thống kê trên địa bàn huyện có tới 556,936ha đất bỏ nhiều năm không canh tác và 892,54ha không canh tác vụ mùa năm 2020.

Theo UBND huyện Kiến Thụy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiệu quả sản xuất lúa thấp hơn so với các ngành nghề khác; Ảnh hưởng của thời tiết; Hệ thống thủy lợi nội đồng sau nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo...; Thiếu lực lượng lao động trẻ tâm huyết với sản xuất nông nghiệp do sự chuyển dịch lao động sang các khu công nghiệp, dịch vụ.

Hiện nay, phần lớn lao động nông nghiệp là lao động già vẫn sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa thực hiện các quy trình khoa học kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trước thực trạng trên, địa phương này đã triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Huyện chỉ đạo các xã còn lại tiếp tục triển khai công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, nâng cấp hệ thống máng cứng sau trạm bơm, giao thông, tạo điều kiện đầu tư cho sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học, công nghệ...

Huyện tiếp tục triển khai chương trình tích tụ ruộng đất, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả sang một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hành hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao; Tăng cường các biện pháp bảo vệ sản xuất, chỉ đạo diệt chuột, phòng trừ sâu bệnh kịp thời hiệu quả; Tiếp tục xây dựng một số mô hình ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất giảm chi phí nâng cao hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển.

Kiến Thụy kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, qua đó, tạo ra liên kết ổn định, bền vững chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với nông dân và các tổ chức của nông dân trên địa bàn.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đối với thị trường vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Phạm Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đoàn Xá (địa phương có 66ha ruộng không canh tác nhiều vụ) cho biết: “Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên thì còn nhiều yếu tố khác cũng khiến cho người dân bỏ ruộng không canh tác. Điển hình như: Đầu vào (tiền thóc giống, thuốc trừ sâu, phân bón…) rất cao nhưng đầu ra thì thấp; Tình hình thời tiết và mất cân bằng về môi trường sinh thái, các đối tượng thiên địch, điển hình như chuột ngày càng gia tăng.

Trước thực trạng này, chúng tôi đã hợp đồng với một đơn vị đánh chuột, đồng thời, áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, giúp cho người dân giảm chi phí đầu vào và động viên để họ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, người dân vẫn bỏ đồng ruộng. Trước đây, người dân chủ yếu bỏ ruộng ở những vị trí xen kẹt nhưng qua các năm, thực trạng này ngày càng gia tăng”.

Ông Đào Xuân Lập, Chủ tịch UBND xã Kiến Quốc (địa phương có 20ha ruộng bỏ nhiều vụ không canh tác) chia sẻ: “Hiện nay, ngoài những người dân đi làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp, thì trên địa bàn xã còn có khoảng 1.000 người dân buôn bán trực tiếp ngay tại chợ đầu mối hải sản Tú Đôi. Họ đã có mức thu nhập ổn định nên không còn thiết tha nhiều với việc trồng lúa”.

Còn bà Lê Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy cho biết: “Trong thời gian tới, huyện sẽ hướng tới hình thức xử lý việc bỏ ruộng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 bằng việc đề xuất thu hồi diện tích đất nông nghiệp đối với khu vực không canh tác trong vòng 1 năm”.

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy, tính hết ngày 31/3/2020, trên địa bàn huyện đã triển khai thi công 173 tuyến đường giao thông nội đồng với chiều dài 34,999km. Dự kiến, địa phương này sẽ triển khai thêm 29,378km đường nội đồng với khối lượng xi măng là 4.694,426 tấn.

Trước thực trạng bỏ hoang hoá ruộng đất như hiện nay thì việc đầu tư vào nông nghiệp nói trên có còn hiệu quả?

Dồn điền đổi thửa chưa đạt hiệu quả cao?

Theo UBND huyện Kiến Thụy, sản xuất nông nghiệp đang bộc lộ những hạn chế. Đó là quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; Năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao; Khả năng cạnh tranh thấp, thị trường thiếu ổn định; Sản xuất liên kết - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững; Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; Không tạo được chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

Hàng chục ha ruộng tại xã Kiến Quốc, Kiến Thụy bị nhân dân bỏ hoang thành bãi ruộng sâu, trũng
Hàng chục ha ruộng tại xã Kiến Quốc, Kiến Thụy bị nhân dân bỏ hoang thành bãi lầy sâu, trũng

Để khắc phục bức tranh tổng thể nêu trên, theo chúng tôi: UBND huyện Kiến Thuỵ và các xã cần phải tiến hành dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, chỉnh trang đồng ruộng, làm cơ sở xây dựng Nông thôn mới, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa.

Huyện quyết tâm thực hiện việc dồn điền đổi thửa, vận động nông dân góp ruộng đất, để thực hiện theo quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; Định hướng cho nông dân và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô đạt tiêu chí của Trung ương; Tinh về xây dựng cảnh đồng mẫu lớn để gọn đất công ích theo vùng với quy mô lớn.

Thực hiện cơ chế Nhà nước tiến hành thu hồi toàn bộ số ruộng đất của nông dân bỏ hoang hóa nhiều năm, hỗ trợ, bồi thường những hộ sản xuất nhỏ lẻ, không liên tục để họ trả ruộng cho nhà nước… Khi Nhà nước có các mặt bằng các cánh đồng mẫu lớn sẽ mời gọi các doanh nghiệp lớn vào đầu tư chuyên sâu trồng các loại rau màu theo quy mô phục vụ các chuỗi siêu thị và xuất khẩu.

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp muốn thuê đất để làm cánh đồng mẫu lớn nhưng khâu giải phóng mặt bằng, thuê ruộng đất của nông dân luôn bị “tắc”. Vì vậy, nếu các cấp chính quyền không thể làm được việc này, có lẽ việc để hoang hoá hàng trăm héc-ta "ruộng mật, bờ xôi" sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa.

Ông Vinh - giám đốc một doanh nghiệp tại xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thuỵ, tâm sự: "Tôi thấy hàng chục héc-ta ruộng của bà con ở đây bỏ hoang thì tiếc lắm. Hai năm nay tôi đã bỏ tiền ra "tậu" được gần 10ha vừa làm nông nghiệp vừa làm trang trại. Tôi mua giống lúa mới của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) về cấy khoảng 3ha, bên dưới nuôi quảng canh cua đồng, cá rô. 4ha đào ao, nuôi trồng thủy sản. Phần diện tích còn lại, chúng tôi làm chuồng lợn, gà, dê, ngỗng, vịt, trồng rau sạch... để tận dụng các nguồn phân chuồng cho cây lúa. Mô hình này rất hiệu quả.

Nếu địa phương thực hiện được việc dồn điền đổi thửa, tôi sẽ thuê vài chục héc-ta để làm cánh đồng mẫu lớn...".

Đọc thêm

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

TTTĐ - Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi thăm đồng, kiểm tra sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn Kinh tế

Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mô hình cây dược liệu trên địa bàn xã Nam Sơn, UBND xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dược liệu Việt Nam, Công ty Ngọc Dần tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện chương trình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, bao tiêu trà hoa vàng Hakodae Orgavina tại địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức hội nghị Công bố quyết định, trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.
Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Xem thêm