Tag

Jakarta và Bangkok tiếp tục bị chìm dần

Nhìn ra thế giới 19/09/2019 16:00
aa
TTTĐ - Jakarta (Indonesia) và Bangkok (Thái Lan) là hai trong số những thành phố bị nhấn chìm nhanh nhất thế giới. Cư dân của hai thành phố này đang phải đối mặt với mực nước biển ngày một dâng cao và lũ lụt cực đoan, đặc biệt là vào mùa mưa.

Jakarta và Bangkok tiếp tục bị chìm dần

Những ngôi nhà bị phá hủy trong trận lụt năm 2018 ở Jakarta. Ảnh: Nikkei

Bài liên quan

Cô bé truyền cảm hứng trong cuộc chiến rác thải nhựa

Malaysia làm mưa nhân tạo để dập khói mù

Ám ảnh bệnh nhân tử vong trên đường cấp cứu

New York cấm toàn bộ thuốc lá điện tử có hương liệu

Thủ đô Jakarta của Indonesia có địa hình trũng nằm ở cửa sông Ciliwung và thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt. Năm 2007, 70% diện tích thành phố bị ngập lụt. Theo viện nghiên cứu Deltares của Hà Lan, thành phố có 10 triệu dân này chìm nhanh nhất thế giới, với 7,5 - 10cm mỗi năm.

Theo Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), vấn đề của Jakarta sẽ trở nên trầm trọng hơn do mưa lớn cũng như sự chậm trễ trong việc phát triển hệ thống thoát nước cùng tình trạng khai thác nước ngầm mất kiểm soát.

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Công trình công cộng và Nhà ở của Indonesia, một chính khách đối lập đắc cử thống đốc Jakarta đã cản trở kế hoạch xây dựng bức tường ngăn nước biển mới.

Do đó, một trong những lựa chọn đưa ra là di dời thành phố. Ngày 26/8, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã công bố kế hoạch di dời hoàn toàn thủ đô Jakarta do nạn sụt lún, ngập lụt, ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông.

“Tại sao phải khẩn cấp? Bởi vì chúng ta không thể để Jakarta và Java tiếp tục chịu gánh nặng dân số tăng, ùn tắc giao thông nghiêm trọng, ô nhiễm không khí và nước”, ông Widodo nói trong một chương trình truyền hình trực tiếp.

Thủ đô mới của Indonesia sẽ nằm giữa thành phố Samarinda và Balikpapan ở tỉnh Đông Kalimantan, nằm trên đảo Borneo. Việc di dời sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỷ rupiah (tương đương 32,74 tỷ USD) và khoảng một triệu người sẽ phải đi theo.

40% Bangkok có thể bị nhấn chìm vào năm 2030. Ảnh: AFP
40% Bangkok có thể bị nhấn chìm vào năm 2030. Ảnh: AFP

Thủ đô Bangkok của Thái Lan được xây dựng trên đầm lầy, chỉ cao hơn mực nước biển 1,5m, cũng đang hạ thấp 2cm mỗi năm, theo JICA.

Theo báo cáo của Deltares, uớc tính 40% thành phố Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030 nếu không có kế hoạch nào được thực hiện để ngăn chặn việc sụt lún.

Vào năm 2011, nước sông Chao Phraya, chảy qua Bangkok vào vịnh Thái Lan đã tràn bờ và làm ngập 40% diện tích thành phố. Các khu công nghiệp ở miền Trung Thái Lan và phía Bắc Bangkok đã bị nhấn chìm trong thời gian dài, gây thiệt hại kinh tế khoảng 47,2 tỷ USD.

Do vậy, JICA đã khuyến nghị Bangkok xây dựng các kênh xả thải để giảm bớt lũ lụt. Tuy nhiên, sự thay đổi Chính phủ liên tục trong những năm gần đây đã cản trở tiến trình này. Hai kênh xả thải đầu tiên của thành phố dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Việc chậm trễ xây dựng các dự án thoát nước cũng diễn ra ở các nơi khác trong khu vực. Đây là một rào cản lớn đối với sự phát triển ở các nền kinh tế châu Á mới nổi.

Tại Philippines, 70% trong số 170 dự án chống ngập cho Manila được dự kiến hoàn thành vào năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa xây xong. Thậm chí, khoảng 40% dự án chưa khởi công.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm