Tag

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

Thị trường - Tài chính 09/05/2025 14:45
aa
TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Tài chính xanh - giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường Agribank vinh dự đón nhận 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2022 Danh mục phân loại xanh: Định hướng đầu tư và phát triển bền vững Ưu tiên tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh, thúc đẩy kinh tế xanh, bền vững BAC A BANK hai năm liền nhận giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh

Dự hội thảo có hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, các ban, sở, ngành; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tín dụng, các khu công nghiệp…

Động lực thúc đẩy phát triển khu công nghiệp xanh

Sau hơn hai thập niên đẩy mạnh thu hút đầu tư, Việt Nam hiện có hơn 400 khu công nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 70% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp đã tạo áp lực lớn lên môi trường, đặc biệt trong xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn.

Với vai trò là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng, các khu công nghiệp, khu chế xuất truyền thống nay đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển mình sang mô hình xanh. Đây không chỉ là bước đi đáp ứng xu thế toàn cầu về phát triển bền vững, mà còn là chìa khóa để các địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao và định hình tương lai công nghiệp trong kỷ nguyên mới.

Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, mô hình khu công nghiệp xanh bắt đầu được nhiều nhà đầu tư áp dụng, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 290 khu công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, có khoảng 1 - 2% trong số đó đang thực hiện các bước trở thành khu công nghiệp sinh thái/xanh. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

Riêng tại Đà Nẵng, hiện có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.100 ha. Đà Nẵng đang trên đường xây dựng tăng trưởng xanh tại các khu công nghiệp, thí điểm chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái.

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh
Toàn cảnh Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”

Với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2 - 3 khu công nghiệp sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã chuyển đổi sang các mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, thực hiện cộng sinh công nghiệp...

Tuy nhiên, để xây dựng một khu công nghiệp xanh đòi hỏi những khoản đầu tư không nhỏ vào hạ tầng đồng bộ, hệ thống vận chuyển thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, các giải pháp xử lý, thu gom và tái chế chất thải tiên tiến, cùng các chương trình quản lý và vận hành xanh. Đây là những khoản đầu tư chiến lược, mang tầm nhìn dài hạn, đặt ra không ít thách thức về tài chính cho các doanh nghiệp tiên phong.

Để hỗ trợ các khu công nghiệp trong quá trình xanh hóa, thời gian qua, với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách và văn bản hướng dẫn nhằm khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của tín dụng xanh.

Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ chỗ chỉ có 15 tổ chức tín dụng tham gia năm 2017, đến nay đã có 50 đơn vị phát sinh dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017 - 2024 đạt trên 22%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung cho nền kinh tế, qua đó tích cực thúc đẩy tín dụng xanh để các khu công nghiệp có thêm nguồn lực nâng cao, cải tiến công nghệ, chuyển đổi sản xuất xanh bền vững.

Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng xanh trên tổng dư nợ tín dụng mới chiếm khoảng 4,6%, cho thấy tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. Việc thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành và nhân rộng các khu công nghiệp xanh vẫn còn đối diện với không ít thách thức.

Tín dụng xanh phải đi trước một bước

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh: Có thể thấy phát triển xanh, kinh tế xanh là một vấn đề lớn, đại sự của cả thế giới trong đó có Việt Nam, đây không phải câu chuyện của tương lai mà là việc của ngày hôm nay, phải khẩn trương và quyết liệt để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải ròng.

Hiện tại, các quốc gia trên thế giới cũng đã đặt ra các yêu cầu gắt gao về chỉ số phát thải ròng, yếu tố bảo vệ môi trường trong các sản phẩm nhập khẩu, vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam không ứng xử nhanh chóng với các quy định này thì sẽ rất khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại Hội thảo

Theo Phó Thống đốc, để hỗ trợ mục tiêu chuyển đổi xanh của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã “đi tắt đón đầu”. Cụ thể từ năm 2017 khi mục tiêu xanh còn đang manh nha tại Việt Nam, ngành Ngân hàng với nghiên cứu thực tế và sự hỗ trợ của các tổ chức lớn trên thế giới đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thức đẩy tín dụng xanh. Đến năm 2022, cơ bản hành lang pháp lý cho tín dụng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững đã có tuy chưa đầy đủ.

“Ngành Ngân hàng nhận thức tín dụng xanh phải đi trước một bước nên đã sớm có cơ chế, chính sách. Đặc biệt, để hỗ trợ mục tiêu cho phát triển xanh, khu công nghiệp xanh, chúng tôi hiểu phải có nguồn vốn, không chỉ vốn ngắn hạn mà còn nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, nền kinh tế”, Phó Thống đốc chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của ngành Ngân hàng, cần thêm rất nhiều giải pháp từ nhiều bên liên quan từ trung ương tới địa phương để hỗ trợ mục tiêu phát triển xanh, trong đó có các khu công nghiệp xanh.

Chính vì vậy, tại Diễn đàn này, Phó Thống đốc mong muốn các chuyên gia, doanh nghiệp trong, ngoài ngành, các tỏ chức tín dụng sẽ cùng trao đổi để làm rõ một số vấn đề như: Hiện đã có bao nhiêu khu công nghiệp đã và đang hướng về tiêu chuẩn của một khu công nghiệp xanh. Để đạt được mục tiêu đó thì các khu công nghiệp đang gặp khó khăn, vướng mắc gì, cần hỗ trợ gì về phía ngành Ngân hàng.

Bên cạnh hỗ trợ về vốn của ngân hàng thì doanh nghiệp cần gì từ các bộ, ngành liên quan. Liệu ngành Ngân hàng có cần phải có một cơ chế riêng cho khu công nghiệp xanh hay không, các ngân hàng nhìn nhận vấn đề cho vay khu công nghiệp như thế nào?

Đẩy mạnh cho vay “xanh”

Bám sát định hướng phát triển xanh của các địa phương, hệ thống các tổ chức tín dụng trên cả nước đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực thân thiện với môi trường như: Nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn... Đồng thời, ngân hàng cũng thực hiện chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều ngân hàng thương mại đã đi đầu trong triển khai tín dụng xanh như: BIDV cung cấp gói hơn 19.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo, xử lý nước sạch, công nghiệp nhẹ; Agribank triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo với lãi suất từ 3,5%/năm; ACB có gói 2.000 tỷ đồng dành cho các ngành thuộc danh mục “xanh”…

Từ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp đã phát triển theo hướng bền vững. Đơn cử như Công ty TNHH Quan Châu (KCN Bắc Chu Lai, Quảng Nam) đầu tư hệ thống điện mặt trời nhờ vay vốn từ BIDV, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giảm chi phí.

Hay tương tự như Công ty CP Giải pháp Công nghệ Tái tạo RTS (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã xây dựng nhà máy tái sử dụng nước thải công suất 26.000 m³/ngày - đêm với sự đồng hành của VietinBank Quảng Nam. Đây là một trong những dự án tiên phong về tái sử dụng nước thải công nghiệp tại Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh
BIDV là ngân hàng dẫn đầu thị phần tài trợ tín dụng xanh tại Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong hành trình phát triển bền vững do chi phí đầu tư công nghệ xanh cao. Do đó, tín dụng ưu đãi đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp vượt qua rào cản về vốn, từng bước thích nghi với tiêu chuẩn sản xuất xanh.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2025, có 30 chi nhánh tổ chức tín dụng tại Khu vực 9 triển khai tín dụng xanh, tổng dư nợ khoảng 10.482 tỷ đồng, chiếm gần 2% tổng dư nợ toàn khu vực. Các khoản vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và sạch (35,51%); Mức lãi suất phổ biến với kỳ hạn ngắn từ 4 - 7%/năm, trung và dài hạn từ 9 - 11%/năm. Một số lĩnh vực đặc biệt được áp dụng lãi suất dưới 4%/năm.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cải cách thủ tục hành chính, số hóa quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 9 cũng tích cực kết nối ngân hàng với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn, đẩy mạnh tài chính xanh.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với các gói tài chính xanh, ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 9 cho biết: Thời gian tới, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai mạnh mẽ Đề án phát triển ngân hàng xanh, thúc đẩy các sản phẩm tài chính xanh và tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ; Đồng thời, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực thân thiện với môi trường, ưu tiên công nghệ cao, tiết giảm chi phí để giảm lãi suất vay.

Cùng đó, ngành Ngân hàng sẽ đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp về tín dụng xanh; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số để minh bạch hóa và giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo tín dụng xanh thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế bền vững tại khu vực miền Trung và cả nước.

Đọc thêm

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng Thị trường - Tài chính

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng

TTTĐ - Chiều 6/5, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp xử lý mạnh tay đối với vi phạm về hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng...
Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Xem thêm