Tag

Khả năng phục hồi an ninh mạng - Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam

Công nghệ số 06/01/2023 09:59
aa
TTTĐ - Có tới 63% doanh nghiệp được hỏi cho rằng hoạt động kinh doanh bị tác động bởi các sự cố an ninh mạng.
F-Secure và Thế Giới Di Động hợp tác cung cấp phần mềm an ninh mạng Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia Nâng cao khả năng “thực chiến” trong xử lý, đảm bảo an toàn thông tin ở các cơ quan nhà nước OPSWAT ra mắt trung tâm trải nghiệm an ninh mạng đầu tiên tại Châu Á

Theo Báo cáo kết quả bảo mật (Security Outcomes Report), bản nghiên cứu thường niên mới nhất của Cisco công bố ngày 7/12/2022, khả năng phục hồi an ninh mạng chính là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm hướng bảo vệ mình trước những mối đe doạ bảo mật đang gia tăng nhanh chóng.

Nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố thành công hàng đầu góp phần tăng cường khả năng phục hồi bảo mật của doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những yếu tố dựa trên văn hoá, môi trường và giải pháp mà doanh nghiệp tận dụng để đạt được khả năng bảo mật. Các kết quả được rút ra dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 4.700 người tham gia đến từ 26 quốc gia.

Khả năng phục hồi an ninh mạng - Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam

Khả năng phục hồi đã trở thành ưu tiên hàng đầu khi có tới 63% các tổ chức được khảo sát cho biết họ đã đối mặt với một sự cố an ninh mạng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong hai năm qua. Những loại hình tấn công phổ biến là DDoS - tấn công từ chối dịch vụ phân tán (71%), data breach - rò rỉ dữ liệu (64%), mất mạng hoặc hệ thống ngừng hoạt động (55%) và ransomware - phần mềm tống tiền (52%).

Những sự cố trên đều dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với các công ty không may trở thành "nạn nhân", kéo theo đó là cả một hệ sinh thái của các tổ chức mà họ hợp tác kinh doanh. Các hậu quả phổ biến nhất bao gồm gián đoạn CNTT/liên lạc, gián đoạn chuỗi cung ứng, mất lợi thế cạnh tranh cũng như chi phí ứng phó và phục hồi lớn.

Với mức độ rủi ro cao như vậy, không có gì ngạc nhiên khi 97% Giám đốc điều hành được khảo sát chia sẻ rằng khả năng phục hồi an ninh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với họ. Những kết quả trong bản báo cáo cũng nhấn mạnh thêm rằng các mục tiêu chính của khả năng phục hồi bảo mật đối với các nhà lãnh đạo và nhóm của họ là giảm thiểu tổn thất tài chính do các sự cố an ninh mạng gây ra, đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh trước những sự cố gián đoạn dịch vụ và ngăn chặn các sự cố và tổn thất lớn về an ninh bảo mật.

Bà Helen Patton, Giám đốc An ninh thông tin, nhóm Bảo mật Doanh nghiệp Cisco cho biết: "Công nghệ đang biến đổi các doanh nghiệp ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy trước đây. Điều này đang tạo ra những cơ hội mới, song cũng mang đến những thách thức, đặc biệt là về bảo mật.

Để có thể giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần có khả năng dự đoán, xác định và chống lại các mối đe dọa an ninh mạng, và nếu có gặp phải sự cố thì cũng có thể nhanh chóng phục hồi từ đó. Đó là lý do chúng ta cần xây dựng khả năng phục hồi".

"Suy cho cùng, an ninh bảo mật là một ngành kinh doanh nhiều rủi ro. Vì các công ty không thể bảo mật tất cả mọi thứ, ở mọi nơi, nên khả năng phục hồi bảo mật cho phép họ tập trung nguồn lực an ninh của mình vào các thành phần kinh doanh mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức và đảm bảo giá trị đó được bảo vệ", bà chia sẻ thêm.

Khả năng phục hồi an ninh mạng - Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo kết quả bảo mật là một nghiên cứu về những gì hiệu quả và không hiệu quả trong an ninh mạng. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sự đột phá trên thị trường bằng cách xác định những phương pháp cho ra kết quả an toàn hơn đối với đội ngũ bảo vệ an ninh mạng. Năm nay, chúng tôi tập trung vào việc xác định các yếu tố chủ chốt giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng phục hồi an ninh mạng một cách tốt nhất" - ông Jeetu Patel, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng Giám đốc khối Bảo mật và Cộng tác tại Cisco chia sẻ.

7 yếu tố thành công của khả năng phục hồi an ninh mạng

Báo cáo năm nay đã phát triển một phương pháp đánh giá khả năng phục hồi bảo mật của các tổ chức dựa trên một thang điểm và xác định bảy yếu tố thành công dựa trên dữ liệu. Trên toàn cầu, các tổ chức hội tụ đủ các yếu tố này năm trong số 90% các doanh nghiệp có khả năng phục hồi. Ngược lại, những trường hợp còn thiếu sót được xếp vào nhóm 10% còn lại.

Nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng bảo mật là nỗ lực của con người vì khả năng lãnh đạo, văn hóa công ty và nguồn nhân lực có tác động đáng kể đến khả năng phục hồi:

- Trên toàn thế giới, các tổ chức nhận được sự hỗ trợ an ninh yếu kém đạt điểm thấp hơn 39% so với những tổ chức có sự hỗ trợ nhiệt tình từ lãnh đạo.

- Các doanh nghiệp có văn hoá bảo mật thông tin xuất sắc đạt điểm số trung bình cao hơn 46% so với những doanh nghiệp khác.

- Các công ty tận dụng các nguồn nhân lực nội bộ và khả năng của nhân viên để ứng phó với các sự cố an ninh giúp khả năng phục hồi tăng 15%.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đơn giản hóa trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-premise) sang môi trường điện toán đám mây:

- Các công ty sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ chủ yếu dựa trên phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-premise) hoặc chủ yếu dựa trên đám mây có điểm số về khả năng phục hồi bảo mật cao nhất và gần như cho ra kết quả giống nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi từ môi trường tại chỗ (on-premise) sang môi trường đám mây lai đã ghi nhận điểm số giảm từ 8,5 đến 14%, tùy thuộc vào mức độ phức tạp trong quản lý môi trường kết hợp.

Cuối cùng, việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp bảo mật tiên tiến có tác động đáng kể đến khả năng phục hồi:

- Trên phạm vi toàn cầu, các công ty triển khai mô hình Zero Trust hoàn thiện có điểm số về khả năng phục hồi cao hơn 30% so với những công ty không triển khai mô hình này.

- Các tổ chức với khả năng phát hiện và phản hồi mở rộng nâng cao có điểm số cao hơn 45% so với những tổ chức không có giải pháp phát hiện và phản hồi.

- Hội tụ mạng và bảo mật thành một kiến trúc SASE hoàn thiện trên nền tảng đám mây đã giúp tăng điểm số về khả năng phục hồi bảo mật lên 27%.

Đọc thêm

Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội Công nghệ số

Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số

TTTĐ - Tại kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, lần thứ 17, nhiều đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP Lâm Đình Thắng về quản lý hạ tầng số, an ninh mạng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số...
Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh Công nghệ số

Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Với mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Văn phòng HĐND tổ chức triển khai thử nghiệm phần mềm hỗ trợ hoạt động HĐND thành phố, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại kỳ họp lần thứ 17 của HĐND TP Hồ Chí Minh.
Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06

TTTĐ - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động Doanh nghiệp

Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành Phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã báo cáo một số kết quả đạt được của Hải Phòng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số của Ủy ban Quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.
Công dân Hà Đông hào hứng với nền tảng iHanoi Công nghệ số

Công dân Hà Đông hào hứng với nền tảng iHanoi

TTTĐ - Ngày 28/6/2024, UBND TP Hà Nội đã công bố vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội. Các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội bao gồm: Công dân Thủ đô số (iHanoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử TP Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Công nghệ số

Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Kết nối chính quyền với người dân qua "nhịp cầu" iHanoi Công nghệ số

Kết nối chính quyền với người dân qua "nhịp cầu" iHanoi

TTTĐ - Sau gần nửa tháng ra mắt, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) đã bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc giải quyết các vấn đề bất cập của đời sống, với sự chung tay của cả chính quyền và người dân.
Tính năng “Phản ánh hiện trường” thu hút đông đảo người dân tham gia Chuyển đổi số

Tính năng “Phản ánh hiện trường” thu hút đông đảo người dân tham gia

TTTĐ - Mọi kiến nghị của người dân được trả lời, xử lý chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí được tính bằng phút là thực tế đang diễn ra trên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi). Từ kết quả tích cực đó, người dân ngày càng tin tưởng, hào hứng tham gia sử dụng ứng dụng.
Snapdragon 8 Gen 3 được tích hợp trên điện thoại Samsung Galaxy Z toàn cầu Công nghệ số

Snapdragon 8 Gen 3 được tích hợp trên điện thoại Samsung Galaxy Z toàn cầu

TTTĐ - Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy được trang bị trên các thiết bị di động Galaxy Z Fold6 và Flip6 trên toàn cầu mang đến các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) vượt trội, hiệu suất được nâng lên tầm đẳng cấp và thời lượng pin được tối ưu hóa hiệu quả cho các thiết bị với thiết kế dạng gập.
Xem thêm