Khai bút đầu xuân tại đền thờ Tiên triết Chu Văn An
Nét đẹp văn hóa người Hà Nội từ tục “khai bút đầu xuân” |
Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải.
![]() |
Các vị đại biểu dâng hương tại đền thờ Tiên triết Chu Văn An. Ảnh: Thanh Tùng |
Đây là hoạt động thường niên được Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với huyện Thanh Trì triển khai từ năm 2014 thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với người thầy giáo có công lan tỏa sự học cho muôn đời, đồng thời đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ gìn nét đẹp văn hóa, nâng cao văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phong - Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết: Khai bút đầu Xuân là hoạt động có ý nghĩa thiêng liêng, là sự khởi đầu một năm mới mang đậm dấu ấn truyền thống, là nét đẹp văn hóa của dân tộc, thể hiện tinh thần hiếu học và trân trọng tri thức.
![]() |
Các đại biểu khai bút đầu xuân (Ảnh: Thanh Tùng) |
Những nét chữ đầu tiên của năm mới luôn hướng con người đến với cái đẹp, cái thiện, gửi gắm trong đó những hy vọng, mong muốn về những điều may mắn, hạnh phúc, thành đạt. Đồng thời, hoạt động này có ý nghĩa rất sâu sắc, thiết thực nhằm giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
Thầy giáo - danh nhân Chu Văn An sinh ra ở làng Quang Liệt, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; là người tiêu biểu nhất và cũng là một biểu tượng sáng ngời trong lịch sử giáo dục của Việt Nam. Thầy là “bậc Nho học tiêu biểu nhất của nước Việt ta”, “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”. Người được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu”, người thầy của muôn đời.
![]() |
Đồng chí Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo huyện Thanh Trì khai bút đầu xuân. Ảnh: Thanh Tùng |
Sinh thời, thầy giáo Chu Văn An đã nói: “Ta chưa từng nghe nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”. Tư tưởng lớn của thầy giáo - danh nhân Chu Văn An đã thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự thịnh suy, hưng vong của mỗi quốc gia.
Theo quan niệm của thầy “việc dạy dỗ của thánh nhân không phân biệt người đến học thuộc loại nào”. Đồng thời, học phải đi đôi với hành: “Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến bước được, có biết mới làm được, có làm mới biết. Cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, sâu sắc nhất”; giáo dục văn hóa đi đôi với giáo dục làm người…
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khai bút, viết bảy chữ: Tâm - An - Trí - Sáng - Học - Thành - Vinh. Các chữ sau khi viết xong đã được dâng vào đền thờ Tiên triết Chu Văn An (Ảnh: Thanh Tùng) |
Thầy giáo Chu Văn An được tôn vinh là bậc thánh cao nhất về nho học, là người tiêu biểu nhất về lĩnh vực giáo dục, học trò theo học thầy rất đông. Học trò của thầy không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Dù ở cương vị nào, học trò của thầy cũng là những tấm gương về tài năng đức độ. Danh nhân Chu Văn An người thầy của muôn đời mãi in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tích quan trọng và toàn diện, tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy và học của các nhà trường.
Tỷ lệ học sinh giỏi, xuất sắc năm sau cao hơn năm trước. Quy mô giáo dục tiếp tục mở rộng và phát triển. Toàn huyện có 69/73 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt tỷ lệ 94,5%, là huyện có tỷ lệ trường chuẩn trong tốp đầu của thành phố Hà Nội.
Kết thúc năm học 2023 - 2024, tỷ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên đạt 95,32%, tăng 11,32% so với năm học trước. Chất lượng đội ngũ giáo viên còn được khẳng định qua kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đã có 6 giáo viên đoạt giải nhất, 4 giáo viên đoạt giải Nhì, 1 Ba.
Duy trì chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn. Toàn huyện có 86 học sinh giỏi cấp thành phố, đặc biệt có một học sinh đạt huy chương Bạc quốc tế Olympic môn Toán. Điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT của toàn huyện xếp thứ 12/30 quận, huyện, thị xã.
Năm 2025 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với định hướng và tư tưởng của Đảng về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là năm tập trung quyết liệt hoàn thành và đảm bảo xong 34/34 tiêu chí xây dựng huyện thành quận.
Lãnh đạo huyện Thanh Trì mong muốn, ngành GD&ĐT huyện, các trường học trên địa bàn huyện tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội, các Chương trình công tác trọng tâm của các cấp ủy, nhiệm kỳ 2025 - 2030, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Tiếp tục bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, chủ động triển khai thực hiện tốt kế hoạch năm học 2024 - 2025 gắn với chủ đề công tác năm của ngành là: “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và trong dạy - học ở các nhà trường.
Tại buổi lễ, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, huyện Thanh Trì và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã thực hiện nghi lễ khai bút, viết bảy chữ: Tâm - An - Trí - Sáng - Học - Thành - Vinh. Các chữ sau khi viết xong đã được dâng vào đền thờ Tiên triết Chu Văn An.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi động "School Tour" và "Uni Tour", nói không với ma túy học đường

Hà Nội và nhiều địa phương đề xuất điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp

24 học sinh Hà Nội vào vòng thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế

TP Hồ Chí Minh ra quân kiểm tra dạy thêm, học thêm

Ký kết hợp tác đào tạo thực hành cho sinh viên ngành Y

Công thức quy đổi điểm IELTS vào các trường đại học năm 2025

Sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến cộng điểm ưu tiên của thí sinh?

Thí sinh cần làm quen suy luận, liên hệ thực tế trong bài thi tốt nghiệp

Đại sứ trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội 2025 "lộ diện"
