Tag
Hà Nội

Khẩn trương khắc phục sự cố, ổn định cuộc sống người dân nhanh nhất

Muôn mặt cuộc sống 08/09/2024 22:03
aa
TTTĐ - Hà Nội tiếp tục, khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, khắc phục sự cố, dọn dẹp, vệ sinh môi trường, phục hồi sản xuất và đảm bảo đời sống Nhân dân nhanh và hiệu quả nhất.
Trường học Hà Nội thành điểm tránh bão an toàn cho người dân "Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và lãnh đạo thành phố kiểm tra Trạm bơm Khê tang 2, xã cự Khê (huyện Thanh Oai). Ảnh: Viết Thành
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và lãnh đạo thành phố kiểm tra Trạm bơm Khê tang 2, xã cự Khê (huyện Thanh Oai). Ảnh: Viết Thành

Tối 8/9, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo nhanh số 319/BC-UBND về công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn thành phố.

Báo động lũ cấp II trên sông Tích, sông Bùi

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, sáng ngày 8/9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3) đã suy yếu thành một vùng ấp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, suy yếu và tan dần.

Dự báo từ nay đến sáng ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến từ 40-100mm.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện mưa diện rộng từ chiều ngày 6/9/2024, tính đến 7h ngày 8/9/2024, lượng mưa trên địa bàn thành phố dao động từ 116mm đến trên 300mm. Một số điểm có lượng mưa cao bao gồm: Hoàng Mai 308,6mm, Thanh Xuân 221,3mm, Mỹ Đức 240,8mm, Hà Đông 220,4mm, Thanh Trì 225,6mm...

Mực nước trên sông Tích, sông Bùi đạt báo động I từ đêm, rạng sáng ngày 8/9/2024, hiện nay đều đã đạt báo động II. Mực nước các sông chính, sông nội địa còn lại trên địa bàn TP đang ở mức dưới báo động I.

Mực nước các hồ chứa nước chính trên địa bàn TP đang cao, xấp xỉ mực nước thiết kế và xả tràn.

Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố từ đầu cơn bão, trong ngày 7/9/2024, đã có nhiều nội dung chỉ đạo được thực hiện: UBND thành phố ban hành văn bản số 2960/UBND-KTN về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố đã có các văn bản: số 146/BCH về việc tập trung ứng phó với lũ rừng ngang trên địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và số 147/BCH-VP về việc tăng cường tổng hợp, thông tin báo cáo công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Sáng ngày 8/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì, tổ chức họp trực tuyến với các địa phương đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả với bão số 3 theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.

Các lực lượng của Hà Nội luôn ứng trực, kịp thời xử lí ngay các sự cố do bão số 3 gây ra.
Các lực lượng của Hà Nội luôn ứng trực, kịp thời xử lí ngay các sự cố do bão số 3 gây ra

TP chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/h cho kịch bản mưa từ 200mm đến trên 300mm (gây ngập lớn nhất dự kiến 52.400ha); triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước để đảm bảo phòng lũ cho 89 hồ chứa thủy lợi; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống; Rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi.

TP rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu (đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất...); chỉ đạo dừng một số hoạt động khi xảy ra mưa bão.

Đối với công tác chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, TP đã rà soát, sẵn sàng toàn bộ nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ” trong các kế hoạch, phương án được duyệt. Đặc biệt Hà Nội đã huy động, hiệp đồng sẵn sàng với các đơn vị quân đội, công an, tổng quân số 10.732 cán bộ, chiến sỹ và 303 phương tiện. Ngoài ra, còn có lực lượng của các địa phương thực hiện ứng trực để ứng phó với mưa bão như trực ban, tuần tra, canh gác, xử lý giờ đầu các sự cố.

Công tác cắt tỉa cây xanh đã được rà soát cơ bản đảm bảo an toàn phòng bão và xây dựng phương án giải tỏa; triển khai cắt tỉa duy tu trên 93.000 cây theo kế hoạch.

Về công tác sơ tán dân, TP thực hiện rà soát, triển khai di rời, sơ tán trên 600 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu trên địa bàn các quận, huyện, thị xã Hoàng Mai, Đông Anh, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Ba Vì, Mê Linh, Gia Lâm, Mỹ Đức, Sơn Tây… có nguy cơ mất an toàn do bão.

Có 25.156 cây đổ gây thiệt hại về người và tài sản

Đợt thiên tai đã làm tổng 4 người chết và 17 người bị thương, trong đó có 1 người chết và 10 người bị thương trong bão; số người chết và bị thương còn lại xảy ra trước khi bão vào Hà Nội do dông lốc, gió giật mạnh, cây đổ từ chiều ngày 6/9. Cụ thể:

Theo báo cáo số 508/BCH ngày 7/9/2024 của BCH PCTT và TKCN quận Nam Từ Liêm, trên địa bàn quận ghi nhận, chiều ngày 6/9/2024 có 2 người bị thương do cây đổ tại khu vực đường Tú Mỡ trước khu đô thị Vimexco, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện E. Tuy nhiên, đến 10h00 ngày 7/9/2024, UBND quận nhận được thông tin: 1 người (sinh năm 1964) đã tử vong tại bệnh viện, 1 người bị thương (sinh năm 1968) đã được cho xuất viện về nhà.

Theo báo cáo số 38/BCH ngày 6/9/2024 của BCH PCTT và TKCN quận Hoàng Mai, có 1 trường hợp cây đổ chiều ngày 6/9/2024 làm 1 người chết và 1 người bị thương, cây đổ làm một số phương tiện giao thông trên địa bàn quận bị hư hỏng

Lực lượng Công an Thủ đô xuyên đêm khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Lực lượng Công an Thủ đô xuyên đêm khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Theo báo cáo số 68/BC-BCH ngày 8/9/2024 của BCH PCTT và TKCN huyện Chương Mỹ, 1 mái tôn bung bật làm 1 người chết, 1 người bị thương.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Thủ đô vào hồi 17 giờ 15 phút ngày 7/9/2024, 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm tổng cộng 17 người bị thương trên địa bàn: quận Hoàn Kiếm (3 người), quận Hai Bà Trưng (3 người), Ba Đình (3 người), Hoàng Mai (1 người), Nam Từ Liêm (1 người), Hà Đông (1 người), Chương Mỹ (1 người), Cầu Giấy (4 người).

Khu vực nội thành, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, do mưa lớn, tập trung, đã xuất hiện khoảng 20 điểm úng ngập khu vực đô thị lúc 00h ngày 8/9, sáng nay đã không còn tình trạng úng, ngập.

Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, tính đến thời điểm 14h00 ngày 8/9/2024, mưa lớn làm cho 593,6 ha diện tích lúa, 231,8 ha rau màu bị ngập; 14.969,7 ha lúa và 973,4 ha rau màu bị đổ; 126,3 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội và các quận, huyện, tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn thành phố có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị hư hại.

Do ảnh hưởng của dông, lốc, mưa bão tối ngày 7/9/2024, một số địa phương trên địa bàn thành phố bị mất điện diện rộng: Lưới điện 110kV có 12 tuyến đường dây bị nhảy sự cố, chỉ mất điện 1 Trạm Biến áp 110kV Xuân Mai, xử lý ngay trong đêm, rạng sáng ngày 8/9.

Lưới điện trung áp: Khu vực nội thành gần như không mất điện, trong đó có 23 đường dây; 5 trạm bị sự cố đã được cấp điện lại ngay. Khu vực ngoại thành với 248 đường dây trung áp và 4 trạm biến áp bị sự cố; 38 cột gãy đổ gây mất điện diện rộng tập trung ở các huyện: Thanh Oai, Chương Mỹ, Phú Xuyên; Thường Tín; Thanh Trì.

Một số thiệt hại khác liên quan đến sạt lở, ngập lụt: Huyện Thạch Thất sạt lở 150m3 đất tại xã Yên Bình, Thạch Xá. Huyện Chương Mỹ sạt lở 5m đê Bùi II, ngập 300m đường giao thông nội đồng, 2.740m đường giao thông nông thôn, 33 hộ, 5 xóm, 1 nhà văn hóa, 2 di tích bị ngập, 1400m2 chuồng trại bị sập, đổ, 10.388 mái tôn bị tốc, hỏng, 115 cột điện bị gãy đổ.

Huyện Quốc Oai: sạt lở 6m tại điếm canh đê, 2 cột điện bị đổ, 10 mái tôn bị tốc mái, 20m đường giao thông bị sạt lở.

Huyện Ba Vì sạt lở 10m mái đê hữu Hồng, xuất hiện hiện tượng sụt lún cơ kè tại đê hữu hồng tại xã Cổ Đô, đổ gãy 13 cột điện, sập đổ 1 nhà bếp, 7 hộ bị ngập tại xã Thuần Mỹ đã được di dời an toàn, 8 thuyền đánh cá bị chìm ở xã Cổ Đô và Chu Minh, 2.030 gia cầm bị chết.

Chăm sóc, điều trị tốt nhất đối với người dân bị thương

Về nhiệm vụ, giải pháp: Đối với các ảnh hưởng, thiệt hại về người, thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế, các bệnh viện chăm sóc, điều trị tốt nhất đối với các công dân bị thương; chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho các gia đình có người mất và bị thương.

Đối với các thiệt hại, ảnh hưởng khác, tối ngày 7/9/2024, ngay trong đêm, TP đã huy động tối đa lực lượng triển khai các giải pháp khẩn trương giải tỏa dứt điểm các cây đổ, cành gãy đảm bảo giao thông và sinh hoạt cho Nhân dân: ngay trong đêm đã huy động 573 cán bộ, 80 phương tiện, 200 cưa máy của các đơn vị cây xanh cùng sự hỗ trợ của các sở, ngành liên quan và lực lượng tại chỗ của địa phương.

Lực lượng chức năng phường Hàng Gai cắt tỉa cây đổ.
Lực lượng chức năng phường Hàng Gai cắt tỉa cây đổ.

Hà Nội huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải toả các điểm úng ngập cục bộ (thực hiện phương án duy trì ứng trực 100% quân số từ chiều ngày 6/9 với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập, tổ chức vận hành các trạm bơm, hệ thống tiêu, sáng ngày 8/9/2024 đã giải quyết xong các điểm úng ngập).

TP chỉ đạo xử lý, khắc phục các sự cố điện đảm bảo cung cấp điện cho Nhân dân và các trạm bơm tiêu; kịp thời triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập ngoại thành; trường hợp hết mưa, sẽ đảm bảo tiêu thoát hết diện tích bị ngập trong vòng 1 ngày (đến 14h ngày 8/9 các công ty Thủy lợi vận hành 156 trạm bơm tiêu với 708 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu 2.455.800m3/h).

Riêng đối với diện tích lúa bị đổ, TP sẽ huy động lực lượng quân đội và người dân buộc dựng, cứu lúa, xong trước ngày 10/9/2024. Đồng thời, ngay sau cuộc họp, thành phố sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án tăng cường sản xuất vụ đông để bù đắp cho những diện tích, rau màu vụ mùa bị thiệt hại.

TP tiếp tục, khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, khắc phục sự cố, dọn dẹp, vệ sinh môi trường, phục hồi sản xuất và đảm bảo đời sống Nhân dân đảm bảo nhanh và hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi

TTTĐ - Trực tiếp đến kiểm tra địa bàn quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tuyên dương UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung phòng chống, ứng phó và khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi

TTTĐ - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động, hiệp đồng sẵn sàng với các đơn vị Quân đội, Công an với tổng quân số 10.732 cán bộ, chiến sỹ và 303 phương tiện ứng phó với bão số 3 (bão Yagi).
Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hại do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hại do bão số 3

TTTĐ - Trước những thiệt hai do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra trên địa quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), đêm mùng 7 và ngày 8/9, các lực lượng của quận vẫn đang đã tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra để giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chỉ đạo khắc phục hậu quả bão Yagi Môi trường

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chỉ đạo khắc phục hậu quả bão Yagi

TTTĐ - Ngày 8/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chủ trì thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trên địa bàn.
Quận Cầu Giấy khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả bão Yagi

TTTĐ - Ngay từ sáng sớm 8/9, các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy (Hà Nội) và Nhân dân trên địa bàn đã khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi).
Không để người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa bão Muôn mặt cuộc sống

Không để người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa bão

TTTĐ - Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương yêu cầu Mặt trận các cấp rà soát, kịp thời có phương án hỗ trợ hoặc đề xuất hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, người neo đơn, gia đình chính sách; kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm và các vận dụng thiết yếut; không để người dân nào bị đói, bị rét, không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Hà Nội: Hơn 300 công trình hư hỏng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Hơn 300 công trình hư hỏng do bão số 3

TTTĐ - Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, gió lớn, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả hết sức nặng nề cả về người và tài sản.
Vận động sơ tán 708 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm Muôn mặt cuộc sống

Vận động sơ tán 708 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

TTTĐ - Với phương châm 4 tại chỗ, Quận uỷ, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã huy động tổng lực các đơn vị tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Xem thêm