Khi teen thích.... "vung tay quá trán"
![]() |
Bao nhiêu khoản chi tiêu bố mẹ chắt bóp từ việc bán hàng nước, Loan đều "phung phí" cả vào việc sắm sửa quần áo thời trang, đồ make up để "long lanh" hơn trước đám bạn trai đang tán tỉnh...
Shopping vô tội vạ
Là công nhân về nghỉ mất sức đã lâu, bố mẹ Trần Thị Loan (18 tuổi, Hoàng Cầu, Hà Nội) mở thêm quán nước chè để kiếm thêm thu nhập. Tuy kinh tế gia đình không mấy khá giả nhưng họ luôn cố gắng trích ra một khoản tiền đủ để Loan mua sắm đồ dùng, sách vở và những chi phí sinh hoạt khác.
Dù bố mẹ đã dặn Loan đừng tốn kém vào việc mua sắm quần áo, nên để dành tiền cho việc học hành và sinh hoạt nhưng cô nàng chỉ "dạ, vâng" rồi bỏ ngoài tai. Đầu tháng, sẵn tiền Loan nhanh chóng "đốt" phân nửa cho những bộ cánh mới để diện đến trường vì muốn mình nổi bật và sành điệu. Phung phí tiền bạc nhưng Loan chẳng mảy may đếm xỉa đến việc số tiền đó từ đâu mà có, cũng chẳng màng đến việc mẹ cha cả ngày dầm dãi ngoài trời gom góp từng đồng bạc lẻ!
![]() |
Ảnh minh họa
Bị "đá" vì tiêu "hoang"
Việc chi tiêu hoang phí cũng là nguyên nhân dẫn tới những lời nói dối xấu xí ở teen, thậm chí biến mình thành dễ dãi trước đồng tiền, thậm chí biến thành nô lệ của nó. Có người yêu giàu có nên Quỳnh Giang (17 tuổi) rất mạnh tay trong việc tiêu tiền, xem mình như một "hot girlhàng hiệu", luôn tỏ ra sành điệu với bạn bè. Thế nhưng, khi phát hiện ra cô người yêu bé nhỏ đỏng đảnh ăn chơi xa xỉ, quá choáng trước số tiền nàng tự tiện tiêu xài trong tài khoản của mình, người yêu Quỳnh Giang tuyên bố chia tay. Không muốn xa rời cuộc sống thoải mái trong “nhung lụa” bấy lâu nay Giang tìm mọi cách níu kéo người yêu, hơn hết là có tiền tiếp tục tiêu xài.
Bẽ mặt không biết bao nhiêu lần nhưng người yêu vẫn không chấp nhận "nối lại" tình cảm, cô nàng rốt cuộc bị “đá” không thương tiếc cùng bao nhiêu tiếng tăm không hay được bàn tán về mình. Rồi Giang sẽ ra sao khi không còn tiền để "vung" nữa?
"Là con gái, thích mua sắm là điều dễ hiểu nhưng thật kém khôn ngoan khi "vung tay quá trán". Người ta vẫn nói: "Gieo thói quen, gặt tính cách", nếu như ở lứa tuổi teen mà đã tiêu xài hoang phí thì rất dễ trở thành người hoang phí. Teen nên học cách tiết kiệm và quản lí chi tiêu để chứng tỏ mình là người trưởng thành", bạn Lê Thủy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói.
- Lê Thị Bích(Đông Anh, Hà Nội):
Mình nghĩ, khi còn đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, vẫn nhận sự chu cấp của bố mẹ thì các bạn trẻ nên tập trung sử dụng khoản tiền "tiêu xài phí" đó cho những nhu cầu hàng đầu cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập và chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với những teen sống xa nhà. Chau chuốt, ăn diện đúng hoàn cảnh, hợp thời sẽ khiến những người xung quanh thấy mình đẹp được, phải không? - Hoàng Thị Diệu Thúy(Gia Lâm, Hà Nội):
Khi mình đi làm, hiểu được kiếm được đồng tiền vất vả, khó khăn như thế nào mới thấy ân hận vì trước đây mình cũng đã có những lúc tiêu xài lãng phí. Bây giờ nghĩ lại, có thể số tiền mình đã từng phung phí mua váy, mua áo, mua những chiếc túi xách đó nếu gom góp lại có thể đủ để bố mẹ mua được biết bao đồ dùng thiết yếu khác cho gia đình. Khi trải nghiệm nỗi cơ cực khi kiếm tiền, bạn mới thấy trân quý những đồng tiền mà mình hay tặc lưỡi, chép miệng cho qua. |
Ngọc Linh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Tháng Ba, xây nhà, dựng sân chơi tặng thanh thiếu nhi

Bảo Thanh cùng các bạn trẻ cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn

An toàn giao thông, vui đón tết Ất Tỵ

Dấu ấn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi quận Đống Đa

Xuân yêu thương - Tết sẻ chia: Tỏa sáng tình người trong gian khó

Quận Đống Đa chung tay vì môi trường xanh, sạch của Thủ đô
