Khơi gợi, giáo dục truyền thống yêu nước từ những tấm gương cách mạng
Thực hiện Hướng dẫn số 45-HD/BTGTU ngày 22/2/2022 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Công văn số 80-CV/BTGDUK của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố về tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu- lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (1912-2022), Chi bộ Cung Thanh niên đã xây dựng Đề án số 01/ĐA/CBCTN tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Công tác giáo dục truyền thống trong đảng viên, quần chúng Cung Thanh niên Hà Nội".
Buổi sinh hoạt là dịp đông đảo đảng viên, đoàn viên, quần chúng Cung Thanh niên được tìm hiểu quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu - tấm gương, bất khuất, kiên trung trọn đời với cách mạng; Thông qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi gợi niềm tự hào tự hào, tri ân sâu sắc những đóng góp của đồng chí Tô Hiệu với quê hương, đất nước; Ra sức học tập và noi theo tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản.
Các đồng chí đảng viên cũng đã trao đổi, thảo luận các nội dung, biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên nói chung và trong đảng viên quần chúng Cung Thanh niên nói riêng, gắn với trách nhiệm của từng đảng viên.
Đồng thời, trao đổi các nội dung thiết thực chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2022) gắn với trách nhiệm của đảng viên, quần chúng Cung thanh niên.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã tổ chức hoạt động dâng hương tại khu lưu niệm, nghe giới thiệu các ấn phẩm về hoạt động của đồng chí Tô Hiệu...
Đồng chí Tô Hiệu sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước và cách mạng tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ tuổi thiếu niên, đồng chí Tô Hiệu đã tích cực tham gia phong trào yêu nước của học sinh. Năm 1930, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án 4 năm tù khổ sai, đày đi Côn Đảo. Năm 1932, Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1934 ra tù, Đồng chí bị đưa về quản thúc ở quê nhà. Sau đó, đồng chí tìm cách lên Hà Nội để bắt liên lạc với tổ chức, tham gia tái lập hệ thống tổ chức Đảng và khôi phục phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ.
Tháng 5/1937, Đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ; tháng 11/1937 được cử làm Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc Kỳ-Bắc Trung Kỳ. Đầu năm 1939, Đồng chí được cử phụ trách Khu B (sau là Liên tỉnh B), trực tiếp phụ trách Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12/1939, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, bị giam ở Đề lao Hải Phòng, Nhà tù Hỏa Lò, rồi bị kết án 5 năm tù, đày lên Nhà tù Sơn La và hy sinh khi mới 32 tuổi.
*Dịp này, các đại biểu cũng đã tới dâng hương tại khu tưởng niệm đồng chí Lê Văn Lương tại Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí.
Một số hình ảnh tại chương trình: