Không để nông nghiệp công nghệ cao phát triển theo phong trào
![]() |
![]() |
Ảnh Minh họa
Đưa doanh nghiệp và nông nghiệp
Hiện cả nước có hơn 600.000 doanh nghiệp nhưng số lượng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt khoảng 4.000. Theo các nhà chuyên môn, con số trên là quá khiêm tốn. Vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một cường quốc nông nghiệp thì vấn đề mấu chốt là phải có thêm càng nhiều doanh nghiệp nông nghiệp càng tốt. Đồng thời, phải đảm bảo được tính bền vững và hiệu quả lâu dài, không để nông nghiệp công nghệ cao phát triển theo phong trào. Bởi vì, việc phát triển nông nghiệp cao ở quy mô toàn diện, rộng khắp các địa phương sẽ thu hút sự tham gia của mọi đối tượng từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đến các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam Thủ tướng nhận định: “Tầm nhìn của chúng ta là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại và đa chức năng, trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế và vươn lên đứng trong nhóm quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Từ nền tảng phát triển nông nghiệp kéo theo sự tăng trưởng ở các lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, chế tạo máy móc…”.
Như vậy, theo Thủ tướng, muốn xây dựng nền nông nghiệp lớn mạnh bắt buộc phải đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp, bên cạnh đó là tăng cường mối liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách xây dựng hàng rào bảo vệ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn kém nhiều nước trong khu vực, dẫn đến tình trạng nhập khẩu ồ ạt nhiều mặt hàng, gây rối loại thị trường và thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Phối hợp xây dựng
Xuất phát từ thực tế trên, nhiều ý kiến cho rằng, các đơn vị liên quan sớm phối hợp xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nông sản trong nước.
Ông Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Đào Minh Tú cho biết: “Hiện gói ưu đãi tín dụng 50.000 tỷ đồng phục vụ nông nghiệp sạch đã được giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) triển khai từ đầu tháng 11 năm nay với mức lãi suất từ 0,5 đến 1%. Theo đó, đối tượng được hưởng gói ưu đãi này bao gồm các cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất và chế biến thực phẩm sạch, tham gia vào chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp”.
Sau khi lắng nghe nhiều doanh nghiệp chia sẻ việc tiếp cận gói tín dụng này còn nhiều khó khăn và bất cập, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ tạo cơ chế vay vốn thuận lợi và thông thoáng nhất cho doanh nghiệp.
“Trước đây, công bố quy hoạch chỉ có 10 đơn vị với 31 dự án được hưởng những ưu đãi này nhưng kể từ hôm nay, Thủ tướng đưa ra thông điệp: bất cứ nhà đầu tư, doanh nghiệp hay nông dân nào có khả năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ gói tín dụng này”, ông Phúc nêu rõ và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng gói tín dụng tại 5 hệ thống ngân hàng thương mại lớn cùng thực hiện việc này để có sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng tín dụng.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đã chấp thuận đề xuất của Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam) về việc thành lập các khu tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong năm 2017 nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp hiệu quả, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp từ phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện
