Tag

Không để tình trạng đầu cơ, tích trữ phân bón tạo khan hiếm “ảo” để kiếm lời

Thị trường - Tài chính 10/08/2021 13:59
aa
TTTĐ - Lực lượng chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó có mặt hàng phân bón, không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng tạo khan hiếm “ảo” để kiếm lời.
Đề nghị thanh tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón do giá tăng “phi mã” Bị phạt nặng vì bán 25 tấn phân bón SITTO PHAT không phù hợp quy chuẩn

Hiện nay, tại một số tỉnh, thành phía Nam, giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, trong đó có phân bón, tăng giá liên tục từ đầu năm 2021, khiến nông dân bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất.

Trong bối cảnh này, ngày 9/8, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phía Nam về việc tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp trong tình hình dịch Covid-19.

Trong đó, Tổ công tác 970 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và chất lượng phân bón trên địa bàn.

Không để tình trạng đầu cơ, tích trữ phân bón tạo khan hiếm “ảo” để kiếm lời
Lực lượng chức năng sẽ thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón

Đồng thời, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trong đó, lực lượng quản lý thị trường thường xuyên thực hiện nhiệm vụ này, không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng tạo khan hiếm giả tạo để kiếm lời.

Cùng ngày, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn gửi Tổ công tác 970 của Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp trong tình hình dịch Covid-19.

Theo đó, để kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo chuỗi giá trị không bị đứt gãy, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị một chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho sản xuất trong thời gian tới.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước và trên thế giới liên tục tăng.

Không để tình trạng đầu cơ, tích trữ phân bón tạo khan hiếm “ảo” để kiếm lời
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiệu nhiều vụ vi phạm kinh doanh phân bón

Cụ thể, giá phân urê Cà Mau tăng 72% (từ 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg); DAP Đình Vũ tăng 67,3% (từ 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg); NPK Bình Điền tăng 24,3% (NPK 16-16-8+13S từ 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg).

Với phân bón nhập khẩu, phân SA bột của Trung Quốc tăng 60,6% (từ 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg); DAP 64% nhập khẩu Trung Quốc tăng 50% (từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg); kali tăng 72,9% (kali miểng Israel từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg).

Theo đánh giá của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguồn cung phân bón dồi dào và thuốc bảo vệ thực vật đủ cung ứng cho sản xuất vụ hè thu và vụ thu đông năm 2021.

Trước tình hình các loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu tăng 50-73%, đang làm phát sinh nguy cơ buôn bán các loại phân bón không đảm bảo chất lượng, hay việc đầu cơ tích trữ, tăng giá kiếm lời.

Trên cơ sở đó, để bình ổn giá phân bón, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổ công tác 970 của Bộ Công thương chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu) không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng... tạo khan hiếm giả tạo để kiếm lời.

Đồng thời, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam lập kế hoạch phối hợp với Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật và thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón trên địa bàn, đảm bảo việc kinh doanh đúng chất lượng và giá theo quy định của Nhà nước.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết đã ký kết với Cục Bảo vệ thực vật ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Bảo vệ thực vật sẽ tăng cường tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng mạnh là do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao.

Trong 7 tháng năm 2021, các nguyên liệu chính để sản xuất phân bón đã tăng mạnh. Cụ thể, giá lưu huỳnh tăng 233% (từ 95 USD/tấn lên 221 USD/tấn), axit sunfuric (H2SO4) tăng 232%, khí amoniac (NH3) tăng 220%, quặng apatit tăng 7,7%. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng và container rỗng bị thiếu đã kéo theo giá cước vận tải tăng lên 3-5 lần.

Về nguồn nhập khẩu, tổng lượng phân bón nhập từ đầu năm đến nay biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Phân kali và urê nhập khẩu vẫn tăng nhẹ trong khi lượng DAP nhập khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chí phí vận tải tăng cao, chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu toàn cầu dễ bị đứt gãy, đại diện Cục Bảo vệ thực vật dự báo, giá phân bón trong nước cũng như trên thế giới từ giờ đến cuối năm 2021 duy trì ở mức cao.

"Nhìn toàn cảnh từ nhu cầu tăng cao đến các yếu tố đầu vào sản xuất, vận chuyển thì giá các loại phân bón trên thế giới dự báo trong tháng 8/2021 vẫn tiếp tục tăng nóng và thậm chí khó có thể hạ nhiệt trong năm nay", đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết song cũng lưu ý mức độ tăng tại Việt Nam có thể ít và chậm hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng giảm lãi suất, đồng hành cùng bà con vùng bão lũ Thị trường - Tài chính

Ngân hàng giảm lãi suất, đồng hành cùng bà con vùng bão lũ

TTTĐ - Sau những thiệt hại do bão Yagi, nhiều người dân, hộ sản xuất kinh doanh đang đối mặt với những khó khăn trong việc phục hồi và duy trì hoạt động. Trước tình hình này, các ngân hàng đã kịp thời triển khai nhiều chương trình, chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm đồng hành cùng người dân vùng bão lũ sớm ổn định cuộc sống.
Tăng cường thúc đẩy thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Tăng cường thúc đẩy thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương

TTTĐ - Trong khuôn khổ, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Tập đoàn Becamex IDC đã ký MOU thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn Coex, Kosmo nhằm thúc đẩy Thương mại công nghiệp và đầu tư tại Bình Dương.
Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất Thị trường - Tài chính

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất

TTTĐ - Ngày Thẻ Việt Nam 2024 sẽ trở lại trong 2 ngày 5 - 6/10 tại Hà Nội với chủ đề: Sống Chill - Thanh toán chất. Cùng với đó là 6 sự kiện hội thảo, mua sắm không dùng tiền mặt, hướng nghiệp sẽ được tổ chức.
Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây Kinh tế

Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo hoãn tổ chức Hội thảo quốc tế Kết nối vùng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, qua cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược Nhịp sống phương Nam

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược

TTTĐ - Sáng 25/9, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp và nhà đầu tư năm 2024.
Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển Thị trường - Tài chính

Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển

TTTĐ - Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc thành cửa khẩu quốc tế đã mở ra con đường ngắn nhất thúc đẩy thông thương hàng hóa, thương mại, du lịch... giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng Thị trường - Tài chính

Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng

TTTĐ - Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.
Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương

TTTĐ - Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25 - 29/9.
Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng

TTTĐ - Thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043, theo báo cáo "Dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF)" mới nhất của Airbus.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu Thị trường - Tài chính

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

TTTĐ -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm