Khưu Thùy Dương và dự án cộng đồng xanh, bảo vệ biển
![]() |
TS. Khưu Thùy Dương ấp ủ dự án Cộng đồng xanh, bảo vệ biển
Bài liên quan
Hà Nội tăng cường bảo vệ hệ thống cây xanh
SCG hướng đến phát triển “công dân xanh”
Bridgestone Việt Nam và hành trình xây dựng ý thức xanh cho học sinh tiểu học
Những con số đáng lo ngại
Tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, năm 2019, TS. Khưu Thùy Dương đã đưa ra những con số cảnh báo đáng lo ngại về biến đổi khí hậu: Trái đất đang nóng hơn bao giờ hết trong hơn 800.000 năm qua; phát thải khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại; hơn 1 triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ không thể cứu vãn được vào năm 2030. Việt Nam hiện đang là 1 trong 10 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu; Nước ta cũng nằm trong 20 quốc gia có lượng rác thải nhựa không được xử lý, có 787 đô thị với 300.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý.
Tiến sĩ trẻ Thùy Dương cho rằng: 97% nhà khoa học trên thế giới khẳng định, hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Từ thực tế đó, Dương đề xuất kêu gọi: “Chúng ta không muốn trái đất kết thúc bởi biến đổi khí hậu, các loài bị tuyệt chủng, xã hội bị chia cắt. Nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có sự công bằng xã hội và môi trường trong sạch”.
Với ý tưởng xây dựng Cộng đồng xanh ở những vùng ven biển, TS trẻ mong muốn kết nối các nhà khoa học ở nước ngoài có cùng sở thích nghiên cứu và cùng chí hướng muốn bảo vệ môi trường hiến kế xây dựng, phát triển đất nước bền vững. “Ngoài ra, tôi mong muốn Chính phủ quan tâm, Trung ương đoàn có những kết nối, ủng hộ về mặt chính sách nhiều hơn cho các Dự án về bảo vệ môi trường” Dương nhấn mạnh.
Cô gái nhỏ mang hoài bão lớn
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Khưu Thùy Dương đã xuất sắc dành học bổng đi du học tại Anh quốc. Thời gian 10 năm học đại học và bảo vệ luận án tiến sỹ ở nước ngoài, cô mong muốn góp ý tưởng xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Ý tưởng này cũng hết sức tình cờ, trong quá trình học tập, Dương đã tham gia nhiều đoàn tình nguyện cho tổ chức bảo vệ môi trường, cô đã hăng hái hoạt động và làm điều phối viên cho Dự án bảo vệ môi trường của nước ngoài ở Việt Nam. Trong quá trình bảo vệ rùa ở Côn Đảo và đi dọn rác ở Đảo Lý Sơn… nhận thấy tình trạng xả rác ra biển của người dân Việt Nam đang giết dần môi trường biển khiến Dương nghĩ rằng cần phải làm gì đó để thay đổi thói quen và hành động của mọi người. Thế là Dương đã nung nấu làm dự án về môi trường biển.
“Khi còn làm điều phối viên dự án của Anh tài trợ cho ĐH Sư phạm xây dựng Cộng đồng xanh tại Cù Lao chàm ở Hội An, tôi thấy những việc làm đó không thực sự mang lại hiệu quả cao cho cộng đồng nên tôi quay lại Anh hoàn thành nốt luận án Tiến sỹ và tiếp tục nuôi ý tưởng đó ở tất cả các vùng biển của Việt Nam. Tôi muốn tạo dựng Cộng đồng xanh dọc bờ biển, bắt đầu từ việc đánh bắt bền vững, không dùng lưới hủy hoại san hô, thuốc nổ hay hóa chất xianua. Có thể đánh bắt cá theo mùa và theo khu vực. Cùng đó là mô hình sinh kế thay thế nghề đánh bắt cá cho người dân ven biển như: Homestay, dẫn khánh đi du lịch bằng thuyền thúng xem san hộ, bắt cá nhỏ…”, Dương chia sẻ.
Mong muốn góp sức xây dựng đất nước
Sống tại Anh 10 năm, thời gian đó Dương có thể xin việc làm ổn định cuộc sống tại đó nhưng cô TS trẻ lại chọn về Việt Nam để làm việc, cống hiến.
Chia sẻ về vấn đề này, cô gái cho biết: “Đề tài luận án tiến sỹ của tôi tập trung vào phân tích những khu bảo tồn của Việt Nam bảo vệ tài nguyên như thế nào, các chính sách, khung pháp luật có tác động đến bảo vệ tài nguyên cũng như cư dân sống xung quanh đó ra sao… Vì vậy tôi muốn về nước để tiếp tục phát huy đề tài nghiên cứu của mình và góp phần xây dựng đất nước.
Tôi thấy áp lực phát triển kinh tế ngày càng tăng, làm thế nào để có thể giới hạn tác động tiêu cực về môi trường và tiến tới phát triển bền vững, không ảnh hướng đến tài nguyên thiên nhiên? Việt Nam hiện nay nằm trong top 4 nước xả thải, rác nhựa ra biển nhiều, tôi mong muốn làm thế nào để nước ta không nằm trong top này”.
Với những tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày một lớn, Việt Nam đang đề xuất đến năm 2030 sẽ cắt giảm được 8% khí nhà kính. TS. Khưu Thùy Dương mong muốn đóng góp vào mục tiêu này bắt đầu bằng việc xây dựng cộng đồng xanh ở khắp các vùng ven biển của đất nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

Nữ sinh Hà Nội bản lĩnh, chủ động hội nhập từ văn hóa Nhật

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân

Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới

Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm”

Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh

TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã
