Kiến nghị có luật riêng về xử lý nợ xấu
Nợ xấu tăng cao, ACB dồn dập vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu Nợ nghi ngờ và nguy cơ mất vốn của MSB tăng cao, vượt 1.500 tỷ đồng Nợ nguy cơ mất vốn của ABBank tăng cao |
Đây là thông tin được ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra tại buổi gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, diễn ra chiều 7/10.
Theo ông Lâm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của BIDV cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại những khu vực thực hiện giãn cách xã hội.
Mặc dù vậy, để tiếp tục nâng cao các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có thể nhanh chóng quay lại hoạt động kinh doanh, ông Lâm đã kiến nghị Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Luật Giao dịch điện tử, để bổ sung thay thế luật cũ.
Ông Lâm cho biết, thực tiễn hơn 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử đã cho thấy tồn tại một số bất cập cần sửa đổi bổ sung, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa mạnh mẽ của các ngân hàng, doanh nghiệp hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, lãnh đạo BIDV cũng đề nghị Quốc hội xem xét luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hộivề thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Theo ông Lâm, qua 5 năm thi hành, Nghị quyết 42 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ là thí điểm nên có thời hạn 5 năm, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 8/2022.
Trong thời gian 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Do đó, ông Lâm mong muốn Quốc hội xem xét, ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV (Ảnh: VCCI) |
Tuy nhiên, theo bà Nga, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022, vì vậy cần nghiên cứu ban hành văn bản gia hạn.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến 30/6/2021 đã xử lý được 359,41 nghìn tỷ đồng. Trong đó xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt là 187,18 nghìn tỷ đồng (chiếm 52,08% tổng nợ xấu đã xử lý).
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 93,63 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,05%); Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 78,60 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,87%).
Bên cạnh đó, đến thời điểm 30/6/2021, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 179,57 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng và bán nợ xấu cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt đạt 35,93 nghìn tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo và khách hàng trả nợ còn chưa cao.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực từ 15/8/2017 đến 30/6/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 138,34 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,5% tổng nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.
Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai quy định liên quan đến xử lý nợ xấu có một số khó khăn vướng mắc như hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu đã hình thành nhưng được quy định rải rác tại nhiều văn bản và chưa có luật xử lý nợ xấu.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 là Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo hướng ban hành một luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.