Tag

Kiến nghị dự án điện gió, điện mặt trời dở dang đàm phán giá bán với EVN

Thị trường - Tài chính 27/07/2022 16:00
aa
TTTĐ - Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời dở dang, đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
FECON ký hợp tác phát triển dự án 500MW tại Vũng Tàu Bộ Công thương đang gấp rút xây dựng khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời Thủ tướng: Xây dựng cơ chế giá điện gió, nghiêm cấm xin - cho, "chạy" dự án

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, thời gian qua, nhất là trong 3 năm từ 2019 - 2021, đã có sự phát triển rất nhanh của các nguồn điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.

Tính đến nay, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các địa phương, trong tổng số 78.121MW công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc, có 16.564MW điện mặt trời (bao gồm 8.904MW điện mặt trời tập trung và 7.660MW điện mặt trời mái nhà), 4.126 MW điện gió đã vào vận hành, đã được hưởng giá ưu đãi (FIT) theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn nhiều dự án/phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế nhưng không vào kịp thời hạn được hưởng giá FIT (trong đó có 62 dự án điện gió, tổng công suất 3.479MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện, 5 dự án/phần dự án điện mặt trời, tổng công suất 452,62 MW cũng đang chờ xác định giá bán điện), một số dự án khác cũng đã triển khai dở dang.

Do đó, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, cần thiết phải xác định cơ chế về giá điện cho các dự án này.

Kiến nghị dự án điện gió, điện mặt trời dở dang đàm phán giá bán với EVN
Ảnh minh họa

Cụ thể, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế để nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.

Với các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như trên để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Đồng thời, với các dự án điện gió, điện mặt trời đã được công nhận vận hành thương mại, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng có văn bản chỉ đạo để bộ này có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN với các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và Nhà nước.

Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng có quyết định bãi bỏ các Quyết định số 13/2020/TTg về cơ chế phát triển điện mặt trời, Quyết định 37/2011/QĐ-TTG và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế phát triển điện gió; Giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị dự thảo quyết định, xin ý kiến các bộ, ngành, trình Thủ tướng ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Bộ Công thương, hiện các điều khoản về giá FIT đã hết hiệu lực áp dụng, nhưng về mặt pháp lý các quyết định trên vẫn còn hiệu lực thi hành. Tại các quyết định trên, có một số nội dung không còn phù hợp như "Thời hạn hợp đồng mua bán điện 20 năm (với điện mặt trời mái nhà tối đa 20 năm)", "Giá mua điện điều chỉnh theo biến động của tỉ giá VND/USD và thời gian áp dụng giá điện 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại", "Trách nhiệm mua toàn bộ điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam".

Mặt khác, các chính sách, quy định nêu trên cùng với giá FIT chỉ nên được áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào điện gió, điện mặt trời.

Trong bối cảnh hiện nay, giá điện gió, điện mặt trời trên thế giới có xu hướng ngày càng giảm, quy mô điện gió, điện mặt trời ngày càng mở rộng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn điện quốc gia và thị trường công nghệ, thiết bị cũng cạnh tranh hơn.

Do đó, Bộ Công thương cho rằng việc xem xét, chuyển dịch sang chính sách phát triển theo hướng cạnh tranh, tiệm cận thị trường là phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và việc duy trì tiếp tục các chính sách hỗ trợ nêu trên không còn phù hợp.

Đọc thêm

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân

TTTĐ - Cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân những vấn đề cấp bách...
Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân Kinh tế

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển Kinh tế

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

TTTĐ - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh vẫn đang gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp này nên mở rộng quan hệ quốc tế, học tập mô hình, cách thức của nước bạn để phát triển.
Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế Thị trường - Tài chính

Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Đề xuất tăng quyền của Thủ tướng trong thu, chi ngân sách Nhà nước Thị trường - Tài chính

Đề xuất tăng quyền của Thủ tướng trong thu, chi ngân sách Nhà nước

TTTĐ - Chính phủ đề xuất Thủ tướng có quyền xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, giao nhiệm vụ thu chi, quyết việc dùng dự phòng ngân sách Trung ương.
Tín dụng TP Hồ Chí Minh vượt mốc 4 triệu tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Tín dụng TP Hồ Chí Minh vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

TTTĐ - Theo báo cáo ghi nhận, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến cuối tháng 4/2025 đạt 4.046 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng 12,78% so với cùng kỳ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu ngân sách nội địa tăng trưởng ấn tượng Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu ngân sách nội địa tăng trưởng ấn tượng

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận thu ngân sách nội địa tăng trưởng ấn tượng với 16,38% so với cùng kỳ.
Triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.
Xem thêm