Tag

Kiến nghị dừng dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng

Tin tức 09/06/2016 14:28
aa
(TTTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng. Chiều 11/5, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cũng đã có kiến nghị Chính phủ loại bỏ hẳn đề xuất dự án này, không yêu cầu làm bổ sung quy hoạch để tránh tốn kém không cần thiết cũng như bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên và tài nguyên của dòng sông Hồng cho các thế hệ mai sau.

Kiến nghị dừng dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng

(TTTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng. Chiều 11/5, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cũng đã có kiến nghị Chính phủ loại bỏ hẳn đề xuất dự án này, không yêu cầu làm bổ sung quy hoạch để tránh tốn kém không cần thiết cũng như bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên và tài nguyên của dòng sông Hồng cho các thế hệ mai sau.

Ảnh hưởng tới nguồn sinh kế của hàng triệu người dân


Đưa ra các lý do phản đối triển khai dự án, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cho rằng, hiệu quả điện năng từ siêu dự án sông Hồng mang lại chỉ khoảng 228 MW, tương đương 912 triệu KWh/năm là quá nhỏ, góp chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia. Trong khi đó, dự án làm thủy điện bậc thang nên có nguy cơ ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, dự án này không nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2020 và quy hoạch điện VII, do vậy việc triển khai dự án sẽ phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng ĐBSH.

Kiến nghị dừng dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng

Kiến nghị dừng dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng

Dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của rất nhiều người dân.


Đặc biệt, dự án ảnh hưởng tới sinh kế của người dân bởi việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc ĐBSH. Khi đó, việc thiếu nước tưới sẽ ảnh hưởng tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người.


Ngoài ra, dự án còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng, nhất là việc phá hủy những bãi cá đẻ, chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản. Bên cạnh đó, đáy sông Hồng hiện đã được cảnh báo tụt xuống 1 m nên nếu thực hiện dự án này, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đáy sông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, đa dạng sinh học vùng sông Hồng sẽ dần biến mất.


Trước đó ngày 9/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Văn bản nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.


Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để bảo đảm phát triển bền vững, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Việc xây dựng Quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.


Kiến nghị loại bỏ dự án


Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên á trên sông Hồng, nhiều chuyên gia trong ngành môi trường, kinh tế “ cảm thấy vui mừng và hết sức ủng hộ quyết định của Thủ tướng về vấn đề này”, đồng thời bày tỏ ý kiến nên loại bỏ dự án.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, sông Hồng có độ dốc rất thấp nên nếu trữ nước sẽ phải cần đến diện tích rất rộng, do đó, dự án này nếu xây dựng sẽ có tác động rất nhiều mặt đến môi trường, nhất là với hoạt động sản xuất tại đồng bằng sông Hồng - vốn là nơi hàng ngàn năm nay người dân đã canh tác trồng lúa tại đây.


Giáo sư Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam cho rằng dự án không khả thi vì không phù hợp với đặc điểm sông Hồng. Đồng thời cho rằng, dự án này nếu triển khai sẽ nhấn chìm hầu hết diện tích đất canh tác đôi bờ sông Hồng. Trong khi đó, GS-TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam thì bày tỏ lo ngại, dự án này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 20 triệu dân vùng đồng bằng song Hồng trên phạm vi diện tích gần 2 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 1 triệu ha, với gần 700.000ha là đất phù sa màu mỡ, được bồi đắp từ hàng nghìn năm để lại.


Chuyên gia của VRN, TS Đào Trọng Tứ cho rằng: “Cả về mặt pháp lý hay về mặt môi trường thì dự án này đều không đạt. Tôi không hiểu sao các bộ lại tán đồng một dự án không hề có trong quy hoạch rồi đẩy lên Thủ tướng. Một dòng sông như thế mà cắt ra thành nhiều thủy điện nhỏ, tác động đến dòng chảy, phá hủy tài nguyên, cảnh quan tự nhiên. Phải dừng ngay dự án, không cần bổ sung quy hoạch để tránh tốn kém thêm”. Theo ông Tứ, hiện nay có tình trạng quy hoạch đã đề ra rất rõ ràng nhưng nhiều dự án không có trong quy hoạch cũng được ký, phê duyệt rồi đề xuất bổ sung quy hoạch rất dễ dàng.

Làm 6 thủy điện trên sông Hồng


Dự kiến quy mô dự án tuyến giao thông thủy xuyên á trên sông Hồng gồm tuyến đường thủy Lào Cai - Hải Phòng phục vụ tàu có công suất 400-600 tấn; 6 đập dâng nước và âu tàu kết hợp 6 công trình thủy điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW; 7 cảng thủy dọc tuyến. Dự án sẽ nạo vét một đoạn sông dài 288 km từ Việt Trì lên Lào Cai. Đây là một dự án theo hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) với tổng chi phí ước tính khoảng 24.500 tỉ đồng do Công ty TNHH Xuân Thiện, Tập đoàn Xuân Thành đề xuất.

Anh Đức

Tin liên quan

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm