Tag

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Nông thôn mới 20/12/2019 11:16
aa
TTTĐ – Nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Bài liên quan

Hội thảo “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại Hoà Bình

Tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân

Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn

5 đội tham gia Hội thi “Dân vận khéo” cấp thành phố tại cụm số 2

Thủ tướng đối thoại với nông dân, gỡ khó cho ngành nông nghiệp

Cùng dự buổi đối thoại có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cùng đại diện Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và 150 đại biểu nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã…

Khó khăn cần tháo gỡ

Tại buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội hết sức quan tâm đến công tác dân vận, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Chương trình đối thoại nhằm cụ thể hóa Quyết định số 217, 218 của Trung ương; Quyết định số 6525; Quyết định số 2200 của Thành ủy; Kế hoạch 138 và 159 của Thành ủy thực hiện Quy định 11 của Bộ Chính trị "Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân".

Thông tin về hoạt động của Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Lê Ngọc Thắng chia sẻ: "Góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, trong 10 năm qua, hội viên, nông dân trong thành phố đã hiến hơn 415.000m2 đất; đóng góp 4,5 triệu ngày công lao động; ủng hộ hơn 700 tỷ đồng làm giao thông và các công trình công cộng khác; tập trung triển khai tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể".

Trong 10 năm (2009-2019), các cấp Hội đã xây dựng được 1.523 mô hình kinh tế tập thể; phát triển 14.294 mô hình kinh tế hộ; xây dựng 783 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế; hỗ trợ nông dân xây dựng hơn 1.400 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn…

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là công nghệ thấp, tính cạnh tranh chưa cao; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn còn hạn chế; vấn đề nước sạch cho khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập…

Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu Hội Nông dân thành phố
Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu Hội Nông dân thành phố

Đề cập tới một trong những khó khăn hiện nay liên quan tới bài toán hạ tầng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) Nguyễn Thế Kiên cho rằng, hệ thống kênh mương do các DN thủy lợi quản lý đang nảy sinh nhiều bất cập trong điều tiết tưới tiêu, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con. Do đó, TP cần sớm có biện pháp khắc phục, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giám đốc Hợp tác xã Đông Cao (huyện Mê Linh) Vũ Văn Kỳ cho rằng, công tác dự báo nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm hiện còn hạn chế. Cũng bởi vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân chưa chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá”.

Cùng với vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp, một số đại biểu kiến nghị về môi trường, nước sạch. Ông Lê Văn Toản, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hùng Sơn (huyện Mỹ Đức) mong muốn thành phố quan tâm đầu tư các dự án nước sạch về nông thôn để nhân dân được dùng nước sạch theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới…

Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Sau khi lắng nghe các ý kiến của đại biểu đại diện Hội Nông dân, lãnh đạo thành phố đã ghi nhận và chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thêm một lần nữa khẳng định quyết tâm xây dựng nông thôn mới với mục tiêu cuối cùng và duy nhất là phục vụ cho chính lợi ích của người dân. Chính điều này đã củng cố thêm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

Mặt khác, thông qua cuộc đối thoại, lãnh đạo thành phố còn lồng ghép giới thiệu, triển khai những chủ trương, chính sách mới, nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh ở cơ sở. Cán bộ, hội viên Hội Nông dân được trực tiếp lắng nghe định hướng chỉ đạo, cơ chế, giải pháp đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế- xã hội của thành phố. Đặc biệt, người dân sẽ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình cũng như vai trò chủ thể của chính mình trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.

Tại buổi đối thoại, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã lắng nghe nhiều ý kiến, tâm tư của đại diện đại biểu Hội Nông dân
Tại buổi đối thoại, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã lắng nghe nhiều ý kiến, tâm tư của đại diện đại biểu Hội Nông dân

Kết luận buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, với tinh thần làm việc tích cực, cởi mở…, hội nghị đối thoại có 30 ý kiến, trong đó có 23 ý kiến của đại biểu Hội Nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, chủ trang trại và hội viên nông dân, cùng 7 ý kiến của các sở, ngành.

Các ý kiến, kiến nghị tập trung vào 25 nhóm vấn đề cụ thể và 5 vấn đề lớn, gồm: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, dịch bệnh; vấn đề đê điều, thủy lợi.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có vai trò, trách nhiệm quan trọng của các cấp Hội Nông dân từ thành phố đến cơ sở lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… Đặc biệt, phải tập trung và 5 vấn đề lớn, 25 nhóm vấn đề cụ thể; phải có ghi chép, báo cáo cụ thể từng vấn đề…

Về những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu nông dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành chủ động và tích cực tham mưu hướng dẫn thực hiện, đánh giá hiệu quả thực tế các chính sách hiện hành của thành phố; Hỗ trợ các hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chỉ đạo các sở, ngành tập hợp, trả lời bằng văn bản các kiến nghị của nông dân; tập trung giải quyết những đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 20/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội, hằng năm có bố trí ngân sách bổ sung cho hoạt động của quỹ; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Cuộc đối thoại với đại biểu Hội Nông dân Thủ đô là dịp để các đồng chí lãnh đạo thành phố lắng nghe, trao đổi, trả lời, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô. Đồng thời qua đây, tạo điều kiện để cán bộ, hội viên nông dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm