Tag
40 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Kỳ 1: Theo chân đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ

Phóng sự 15/02/2019 08:01
aa
Sự kiện tháng 2 năm 1979, khởi đầu cuộc chiến đấu kiên cường, quả cảm, khúc tráng ca vệ quốc của chúng ta kết thúc đã mấy thập niên, nhưng tất cả vẫn mới mẻ, hiển hiện và ám ảnh như mới hôm qua!

Kỳ 1: Theo chân đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ

Chúng tôi trở lại biên giới Hà Giang, Cao Bằng, chứng kiến quê hương vùng cao đổi mới từng ngày. Song, những “Thung lũng gọi hồn”, “Lò vôi thế kỷ” vẫn còn đó. Núi đồi mênh mông, bạt ngàn bom mìn đạn pháo. Cùng với đội ngũ “cảm tử mưu sinh” bằng nghề rà phá phế liệu chiến tranh bán sắt vụn, là đội ngũ công binh làm sạch các vùng núi non khỏi ô nhiễm đạn pháo. Hàng trăm người thương vong trong thời bình, những cái chân, cái tay bị tiện đứt bởi bom mìn còn sót lại trong chiến tranh được bà con… treo lên gác bếp chờ chủ nhân “đầy đủ bộ phận” đi vào quan tài. Vượt qua vô thiên đạn pháo sót lại từ cuộc chiến năm xưa, Đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang vẫn cần mẫn đưa xương cốt của những người hùng vệ quốc về nghĩa trang an táng. Có hàng nghìn người vẫn nằm lại giữa rừng hoang núi thẳm...

Chiến sỹ thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Giang đang tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tại điểm cao 685
Chiến sỹ thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Giang đang tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tại điểm cao 685

Chúng tôi ghé thăm Đại tá Nguyễn Kim Chung. Là người lính trực tiếp xông pha chiến trường miền Nam, lại trực tiếp cầm súng trong giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Biên giới Hà Tuyên từ năm 1979 - 1989, từng là Trợ lý Chính trị rồi sau này là Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, Đại tá Nguyễn Kim Chung được coi như một cây sử sống về quân sự và các vấn đề văn hoá, xã hội của mảnh đất địa đầu Hà Giang. Ngoài vai trò là nhà văn mặc áo lính với hàng trăm trang tiểu thuyết, ông cũng từng viết, biên soạn nhiều cuốn sách về lịch sử các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Giang cũng như các vùng đất huyền thoại Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì. Ông đặc biệt có nhiều trải nghiệm máu thịt và tâm huyết, cũng như các nhận định đích đáng về cuộc Chiến tranh Biên giới như ta thường gọi (còn theo ông, cách gọi chính xác và đầy đủ nhất phải là: Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc).

Giai đoạn nào thì cũng ác liệt cả. Cực kì ác liệt. Nên người ta gọi mặt trận Vị Xuyên là “Lò vôi thế kỉ”, rất chính xác. Trước đó, vùng Thanh Thuỷ rừng rậm toàn gỗ nghiến hai ba người ôm, sau tháng 2/1979, bom đạn đã cày xới sạch bách, đến năm 1984 thì núi đá biến thành lò vôi. Bụi mù. Tất cả những gì trên mặt đất cũng đều thành vôi trắng hết. Những hòn đá từ phía Đông của cao điểm 1509 cho đến bờ sông, chúng chỉ cần bé bằng cái mũ thôi; nhưng hễ chúng xê dịch khỏi vị trí nào đó, là bên kia lập tức “nghi ngờ” mà tới tấp tấn công ngay! Một viên đá xê dịch lập tức trở thành mục tiêu “ăn” hàng nghìn quả đạn pháo”, Đại tá Chung nhấn mạnh.

Muốn cảm nhận được sự ác liệt trên, muốn hiểu thế nào là ô nhiễm bom mìn đạn pháo và sự tác yêu tác quái của vật liệu nổ từ chiến tranh để lại, ông Chung bảo chúng tôi hãy lên biên giới Thanh Thủy. Đường xá bây giờ thẳng băng như cao tốc, trừ vài khu dân cư ngắn, cơ bản là cứ chạy 80km/h từ trung tâm thành phố lên thẳng cửa khẩu. Nhờ có sự giới thiệu của Đại tá Nguyễn Kim Chung, lại thêm sự thông thổ của chị Chu Thị Minh Huệ, một nhà văn trẻ với nhiều tác phẩm tâm huyết về địa đầu Hà Giang của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nên chúng tôi đã được trân trọng mời vào rồi đi tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ cùng cán bộ BCH Quân sự tỉnh Hà Giang. Hành trình gian nan ngoài dự kiến, với các cuộc leo núi bở hơi tai, đi qua các vùng treo biển “Bãi mìn, không phận sự miễn vào”, khu vực chưa rà phá vật cản, ranh giới giữa vùng an toàn và không an toàn chỉ chưa đầy một sải tay...

Cảm nhận đầu tiên là rừng ở biên giới Thanh Thủy hầu như rất ít bị phá. Bởi rừng mọc trên núi đá, mà núi thì chi chít mìn, đạn, pháo, toàn vật liệu nổ nguy hiểm. Muốn biết đạn pháo còn sót lại nhiều thế nào, thì phải hiểu rằng, nơi này, trong những tháng năm giao tranh ác liệt, hai bên giành nhau từng tấc đất, có điểm cao, hai bên thay nhau “chiếm cứ” đến hàng trăm lần. Giành lấy, bị bên kia cướp lại, cứ thế luân phiên nhau. Trận địa toàn núi đá, đào hầm cũng không đào được, đạn pháo của địch thì lớn, hỏa lực rất mạnh, anh em đã bị thương là nặng lắm. Chiến sỹ ta không phải chỉ hứng đạn mà còn dính cả mảnh đá vỡ ra từ sức ép của vũ khí lớn nữa.

Chúng tôi có trong tay những video về việc người dân đi tìm phế liệu chiến tranh, họ vớ được những “kho” đạn pháo xếp chồng đống từng lớp từng lớp. Lớp ngoài của nhiều quả đạn, pháo đã gỉ. Người ta tay trần, hồn nhiên cầm dao nhọn gọt rách lớp vỏ ngoài, lấy lõi phía trong đem về, tháo thuốc nổ ra, lấy đồ sắt đem bán kiếm tiền. Quán cà phê AK nổi tiếng ở thành phố Hà Giang đã nhiều năm nay. Chủ quán là cựu binh Đỗ Việt Hùng, bố anh ta cũng là một cựu binh trực tiếp chiến đấu trong Chiến tranh bảo vệ biên giới. Người dân đã tìm phế liệu cả kho, cả thùng, cả sân rộng thuyênh, họ nấu nước nóng đổ vào thuốc súng cho nó xịt rồi gò đẽo bán phế liệu đã an toàn cho người ta trưng bày hoài niệm hoặc ít ra thì cân lên bán sắt vụn. Việt được người ta bán cho các phế liệu đã an toàn, vô hiệu hóa hoàn toàn về trưng bày. Nhìn hình ảnh các nòng pháo to như cột nhà, nằm trong bùn đất, được khiêng lên cọ rửa, Việt đặt ở cửa quán cà phê, to chình ình như cây gỗ nằm đổ, bên cạnh là vô số các bông lau phong trần gợi nhớ, và còn có cả một “Vọng gác đêm sương” với cơ man nào là phế liệu chiến tranh đã được tạo tác thành nghệ thuật. Không gian tuyệt đẹp ấy, nó cho thấy, phế liệu từ cuộc chiến tranh biên giới nhiều đến mức nào. Nhiều gia đình ở Vị Xuyên, khi chúng tôi vào thăm, trẻ em cầm các vỏ quả mìn lớn vẫn còn xanh bóng nước sơn, chúng chạy nhảy gõ vào mìn như đêm trung thu đánh trống ếch. Có ông tiếp khách lệch kệch một góc, còn cái chân giả trắng muốt cao lớn thì dựng như khúc gỗ cột nhà ở một góc. Có anh, hai tay chỉ còn từ khúc dài chừng gang tay tính từ nách xuống. Anh ôm lấy cốc nước uống. Hai cục thịt sứt sẹo ngắn cũn đu đơ. Có khoảng 400 người bị thương vong vì vũ khí vật liệu nổ còn sót lại bỗng chốc nổ tung trong thời bình như thế. Khoảng 250 người chết ngay khi tiếng nổ phát ra bất ngờ.

Thiếu tá Nguyễn Đức Hiệp - Trợ lý chính sách của Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang - dẫn chúng tôi đi sâu vào các cánh rừng. Cây to mọc trên núi đá tai mèo sắc nhọn, dây leo chằng chịt. Sáu sỹ quan của đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ đều là những người lão luyện trong rà phá bom mìn, quan sát địa hình và có kinh nghiệm tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Nơi này, không thể cho lính quá trẻ lại chưa có nhiều kỹ năng sống vào được. Công binh đã đi trước rà phá, để trả lại sự bình yên miền đất ô nhiễm bom mìn trầm trọng này, trước khi đội quy tập hài cốt lên đường. Tuy nhiên, không thể nào chủ quan được. Chính vì thế, không tự nhiên mà Đội phó đội quy tập, anh Dũng, lại là một sỹ quan đã từng có gần chục năm chỉ huy đội công binh rà phá bom mìn ở chính khu vực này. Biên chế của đội tìm kiếm quy tập hài cốt, có cả hai chiến sỹ có nghiệp vụ... công binh.

Đến một hang sâu, Thiếu tá Hiệp xuống, chân anh thận trọng đi qua rất nhiều mảnh vải cũ, quần áo, tăng võng của các liệt sỹ. Trên trần hang, người lính nào đó đã viết lên những dòng chữ kỷ niệm ngày họ đã từng bám trụ và chiến đấu, rồi hy sinh. Hai bộ hài cốt liệt sỹ được lấy lên từ đây. Hang bên cạnh, cửa hang đầy đạn pháo, cả vốc đạn, nhiều lựu đạn các loại được nhặt ra một góc, với sự thận trọng đến nín thở. Các chiến sỹ ra thắp nhang lầm rầm xin các chú các bác phù hộ. 11 di cốt liệt sỹ được mang lên. Không biết tên tuổi, địa chỉ, xương cốt lẫn lộn dưới hang sâu từ mấy chục năm ròng. Đội bèn quy tập các chú các bác chung vào một ngôi mộ tập thể ở Nghĩa trang Vị Xuyên.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm