Tag
40 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Kỳ 2: Những “chứng nhân” cho một cuộc chiến đấu quật cường

Phóng sự 17/02/2019 08:13
aa
Sự kiện tháng 2 năm 1979, khởi đầu cuộc chiến đấu kiên cường, quả cảm, khúc tráng ca vệ quốc của chúng ta kết thúc đã mấy thập niên, nhưng tất cả vẫn mới mẻ, hiển hiện và ám ảnh như mới hôm qua!

Kỳ 2: Những “chứng nhân” cho một cuộc chiến đấu quật cường

Chiến sỹ thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Giang đang tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tại điểm cao 685

Bài liên quan

Kỳ 1: Theo chân đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

Sống trên đá, hi sinh trên đá

Theo thiếu tá Nguyễn Đức Hiệp (Trợ lý chính sách của Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang), các cuộc tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ ở Vị Xuyên rất đặc biệt, không giống như ở những nơi khác. Bởi cuộc chiến đấu nơi này quá khốc liệt, bi tráng. Suốt cả thời gian dài, quy tập được nhiều hài cốt bị vỡ vụn, nhưng chỉ mới tìm được tên tuổi địa chỉ của khoảng 15 liệt sĩ. Còn lại vẫn chưa biết danh tính. Bởi các anh, các chú, các bác đã chiến đấu và hy sinh trong điều kiện quá khắc nghiệt. Đúng như các dòng chữ quả cảm và xúc động được khắc trên đá tại khu tưởng niệm “Lò vôi Thế kỷ” tại Vị Xuyên. Họ đã có “Lời thề người lính Vị Xuyên - Sống bám đá, chết trên đá thành bất tử”. Dòng chữ trên được khắc to và dõng dạc trên một tảng đá nguyên khối chon von đỉnh trời ngay trên thung lũng Gọi Hồn và những đỉnh cao đã đi vào lịch sử: 1509, 468, 600, 700, 2000, 772, 685, 300, 1233… mà người ta gọi là “Lò Vôi Thế Kỷ”.

Họ đã bám đá, chết trên đá, bởi đạn pháo bom mìn từ bên kia chiến tuyến. Đá cứng đến mức không đào hầm nổi, mà chỉ có thể dựa vào mái đá, vách đá, khe đá, hang đá để làm chiến hào. Trong khi đó, sức ép đạn pháo như mưa sa bão táp, được đại tá Nguyễn Kim Chung mô tả: Chiến trường bỏng rát đến mức, một viên đá to bằng cái mũ cối di dịch bất thường ở mặt núi thì chỉ trong chớp mắt sẽ có hàng nghìn quả đạn pháo tới tấp dội xuống! Người vệ quốc cầm súng làm nhiệm vụ trên đá, trên đầu là mưa bom bão đạn dội xuống, không khác gì “trên đe dưới búa”. Sức người nào chịu nổi? Đấy là chưa kể, lúc chiến sự thì bà con đi sơ tán hết. Nhiều người nằm xuống chưa một lần được mai táng, họ cứ nằm lại mãi ở ngay chính cái nơi mình trút hơi thở cuối cùng, trong hang núi, dưới khe sâu suốt mấy thập niên qua. Khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của ta kết thúc, khắp các dải núi bên này dãy Tây Côn Lĩnh nhiều nơi bị ô nhiễm đạn pháo trầm trọng. Không dễ gì vào hiện trường tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ được.

Thế nên, mới có nhiều cảnh bi tráng như lời kể của thiếu tá Hiệp và đồng đội. Hầu hết, khi họ vào hang tiến hành quy tập thì xương cốt các chú, các bác đã bị vỡ, thậm chí bị hòa chung với nhau như một nấm mồ tập thể. Có khi, họ mang ra khỏi hang các khẩu súng đã han gỉ, gãy vỡ, băng đạn vẫn còn nguyên. Các bi đông nước bị méo sẹo vì sức ép đạn pháo. Cũng có khi, tìm được các vật dụng, kỷ vật như: ví, thắt lưng, đồng hồ, dép nhựa, cả giấy tờ trong ví. Tuy nhiên, đào lên, mang ra ngoài ánh sáng một lúc là tất cả giấy tờ mủn hết. Xương người cũng vậy. Các vật dụng khác như thắt lưng, dép, đồng hồ, nhẫn thì không ghi tên chủ nhân vì thế không biết của ai.

Có nhiều kỷ vật được đội tìm kiếm đặc biệt đem về trưng bày ở tủ kính tại đơn vị, trong đó có một đôi dép nhựa Tiền Phong Hải Phòng màu trắng đã ngả màu vàng ruộm. Nó bị vùi trong hang, lẫn với xương cốt bộ đội ta. Lúc mang lên, ai nấy bật khóc. Một chiếc chi chít vết hàn, chiếc còn lại chỉ còn mỗi… đế dép bằng nhựa, còn quai thì được chủ nhân vừa chiến đấu vừa tự chế dùng tạm. Họ tận dụng dây thông tin (dây rất cứng, lõi thép bọc nhựa) để vặn nó lại như dây chão nhỏ, buộc làm quai dép . Hồi ấy, cả nước khó khăn chứ không riêng gì chiến trường. Bữa đến ăn cơm với mắm tôm. Đại tá Kim Chung và nhiều cựu binh đều kể lại các chi tiết về “thức ăn” đặc biệt trong hồi bom đạn dữ dội ấy. Rằng, chiến sỹ ta ăn cơm với mắm tôm được gửi lên mặt trận trong các thùng phuy lớn, rồi được “sang chiết” ra các bao tải, chia về các đơn vị. Lúc ăn, thậm chí trong giá rét căm căm, để mắm tôm thơm lên, mềm ra, họ phải múc mắm tôm ra cái bát, để giữa mâm. Lúc ăn thì đốt lửa, thả vào giữa bát một cục than hồng rực. Hơi nóng của cục than làm ấm, làm thơm cho mắm tôm, rồi cứ thế lấy ăn. Lúc hết, những người lính đã tận dụng bằng cách luộc cái tải, tráng các thùng đựng mắm tôm lấy nước để… nấu canh măng.

Anh Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hà Nội (ở giữa) cùng đoàn tình nguyện dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Anh Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hà Nội (ở giữa) cùng đoàn tình nguyện dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Mùa xuân này con vẫn chưa về

Chúng tôi đi dọc các triền núi và tập trung vào các hang đá. Nhà văn Chu Thị Minh Huệ xúc động quan sát các trần hang núi ám khói đen kịt. Trước, bộ đội ta đóng quân, nấu nướng ở đây. Có những hang rộng bằng vài cái hội trường cộng lại, chứa được đến cả tiểu đoàn. Trong hang có một dòng suối ngầm chảy qua, ánh sáng từ bên ngoài rọi vào đủ để nhìn khá rõ. Những năm tháng chiến tranh, đây thực sự là nơi trú quân an toàn bậc nhất, kiên cố bậc nhất, không có bàn tay con người nào có thể tạo ra được mà chỉ có thể may mắn nhờ vào thiên nhiên. Ở đây, có thể trú quân, có thể tạm thời cứu chữa thương bệnh binh trước khi đưa về tuyến sau, có nước để sinh hoạt, kín đáo để bảo mật, bộ đội có thể ở cả tháng. Tuy nhiên, những cái hang như vậy rất hiếm. Trên cao một chút, chủ yếu là các hang khô, hẹp, không có nước. Bộ đội muốn có nước nấu ăn thì phải xuống tận chân núi gùi lên, mất một ngày. Nên chuyện tắm gội những năm tháng ấy là chuyện lãng mạn không tưởng. Nhiều hang dính đạn pháo đã bị đánh sập.

Hôm nay tìm được hài cốt các liệt sĩ, không thể biết được là các anh đã hi sinh trong hoàn cảnh nào, trước hay sau khi hang bị sập. Bộ đội đi tìm kiếm phải đào bới, khuân vác từng viên đá to để tìm lối vào. Dốc núi dựng đứng. Gió lạnh hiu hiu mà ai nấy vã mồ hôi như tắm. Nhưng không ai được phép rời hàng ngũ, nghỉ thì phải cả đoàn cùng nghỉ. Vì người sau phải đi đúng bước chân của người trước. Đi trên các đỉnh đá, gờ đá có thể nhìn rõ bằng mắt thường được, tránh đi vào cỏ, lá mục hay các khe rãnh, vì có thể còn mìn hay đạn pháo các loại gây sát thương. Lực lượng công binh đi trước đã thu gom hàng nghìn vũ khí vật liệu nổ trong khu vực này rồi đi tiêu hủy. Tuy nhiên, việc đi vào các hang sâu thì không ai dám đảm bảo, bằng chứng là đội quy tập tìm kiếm vẫn thu được rất nhiều vũ khí vật liệu nổ khác. Họ để thành đống ở bìa hang, ở thành hang hay ở các mỏm đá dễ nhìn để lực lượng thu gom tiếp tục xử lý. Đấy là chưa kể, chúng tôi đi theo bản đồ, theo chỉ dẫn của người có nghiệp vụ công binh. Họ nhìn các cột mốc chỉ dấu việc “Rà phá vật cản” để đi. Mỗi cột “Mốc RPVC” (rà phá vật cản) sơn màu 4 cạnh, làm bằng bê tông, hướng ra bốn phía, nó đều có mặt màu nâu đỏ và mặt trắng. Mặt nâu đỏ hướng ra phía đã được rà phá bom mìn vật liệu nổ (gọi chung là vật cản), mặt trắng của nó là hướng tới khu vực nguy hiểm. Nhiều gốc cây treo biển đỏ: Bãi mìn, không phận sự miễn vào.

Vào các hang sâu, cả một thế giới của người lính chiến đấu bảo vệ quê hương trong giai đoạn năm 1979-1989 hiện ra. Bao cát, bao đất chít xung quanh hang. Các dây điện được tận dụng mắc võng, treo tăng bạt, gia cố “mái đá” làm nơi chiến đấu. Các vỏ đồ hộp còn nguyên. Các quả lựu đạn, đạn súng AK, đạn M79 vương vãi khắp nơi, cái đã nổ cái chưa nổ. Dép nhựa. Quần áo vụn mủn. Các loại vật dụng được gia cố. Lại thêm những dòng chữ ám ảnh trên vách đá, trần hang, ghi rõ ngày giờ các chiến sỹ chiến đấu và viết những dòng kỷ niệm đời lính lên đó, giờ vẫn còn nguyên. Xương cốt được quy tập. Lòng hang tối om, chúng tôi cầm đèn pin đi và chân tay run lên vì xúc động. Bởi, theo đúng nghĩa, vải liệm của các liệt sỹ nằm đầy lòng hang. Xương cốt, áo quần, đồ tư trang cá nhân đã nằm chung với “nấm mồ” của các đồng chí suốt mấy thập niên qua. Giờ xương cốt được cẩn trọng mang về nghĩa trang liệt sỹ. Lễ truy điệu trang trọng. Các đồ “tùy táng” một cách tự nhiên còn nằm đầy dưới hang sâu. Các chiến sỹ nhặt được thêm nhiều đầu đạn gom cả lại để ở cửa hang. Đặt thêm một bộ ấm chén, rót chén rượu mời và nhang khói được thắp lên ngoài hang...

Gần đây, một cuộc quy tập 11 hài cốt liệt sỹ, hòa chung trong một ngôi mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Nhưng với những gì mà lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đang phải đối diện hôm nay: Lượng đạn, pháo, mìn vẫn còn quá nhiều trên khắp các dải núi nơi trước kia là trận địa; thời tiết khắc nghiệt; thời gian không chờ đợi… thì hàng ngàn liệt sĩ chưa được tìm thấy hài cốt vẫn còn đang nằm lại đâu đó trên tít những đỉnh trời kia. Và, mùa xuân này, những người mẹ vẫn mỏi mòn chờ đợi các anh về.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm