Tag
Tinh hoa miền đất chè Thái Nguyên - nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia

Du lịch 03/06/2024 08:30
aa
TTTĐ - Ấn tượng đầu tiên khi đoàn phóng viên đến Thái Nguyên là những đồi chè xanh bát ngát. Nơi đây được xem là “Thủ phủ của cây chè” hay “Đệ nhất danh trà”, với diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm đứng đầu cả nước, tạo nên nét tinh hoa văn hóa trà độc đáo, quyến rũ.
Kỳ 1: Dấu mốc Roòng Khoa trong dòng chảy nền báo chí cách mạng Kỳ 1: Dấu mốc Roòng Khoa trong dòng chảy nền báo chí cách mạng
Kỳ 2: Khi di tích trở thành cầu nối phát triển du lịch Kỳ 2: Khi di tích trở thành cầu nối phát triển du lịch

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đến xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, nghe người dân kể chuyện, nghề trồng và chế biến chè ở đây bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX. Người có công lớn khai khẩn đất hoang, gây dựng cây chè trên vùng đất Tân Cương là ông Vũ Văn Hiệt, thường gọi là ông Đội Năm (sinh năm 1883, quê xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia
Người dân Thái Nguyên chế biến trà Tân Cương

Ông là người đem cây chè miền trung du Phú Thọ về trồng và phát triển làng nghề tại Tân Cương. Gặp người, gặp đất, cây chè ở đây phát triển tốt. Trà Tân Cương thơm, ngon, cứ vậy bay xa hơn làm đắm say lòng người. Việc phát triển cây trồng này đã thúc đẩy nền kinh tế, gắn với văn hoá truyền thống của người dân nơi đây.

UBND thành phố Thái Nguyên đã ban hành, triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương, giai đoạn 2021 - 2025”, nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm trà Tân Cương, đồng thời phát triển cây chè, gắn với phát huy văn hóa trà và thúc đẩy phát triển du lịch, từ đó tạo đòn bẩy quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững.

Du khách thưởng trà tại không gian văn hóa trà.
Nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô thưởng trà tại không gian văn hóa trà của HTX chè Hảo Đạt

Sau 3 năm triển khai, đến nay, diện tích đất trồng chè trên địa bàn thành phố đã đạt 1.500 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt trên 22.300 tấn/năm, với tổng giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm chè Tân Cương được xếp TOP 100 đặc sản quà tặng Việt Nam. Năm 2023, “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương” vinh dự được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Hiện nay, vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái Nguyên được coi là “đất tổ”, một trong “Tứ đại danh trà xứ Thái”, là vùng nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Văn hoá làng nghề chè này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu ở Thái Nguyên.

Người Hà Nội đến du lịch ở vùng trà Tân Cương, Thái Nguyên
Du khách Hà Nội đến du lịch ở vùng trà Tân Cương, Thái Nguyên

Trong hai năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đầu tư, phát triển, quảng bá sản phẩm trà Tân Cương, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn gắn với văn hóa trà.

Điểm du lịch cộng đồng xã Tân Cương đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chính thức công nhận, mở ra cơ hội để người dân Tân Cương đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, thu hút nhiều hơn nữa du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Góp sức đưa thương hiệu chè vươn xa

Trong chuyến tham quan và thưởng thức không gian văn hoá trà Tân Cương của Đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo TP Hà Nội tại Thái Nguyên, nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội chia sẻ: “Mỗi lần này trở lại Thái Nguyên, tôi thấy kinh tế phát triển tốt, đồng đều hơn, nhiều khởi sắc hơn. Với sản phẩm trà, ngoài thay đổi về mặt hàng sản phẩm, thì các công nghệ mới áp dụng vào việc sao tẩm chè cũng như thưởng chè cũng có nhiều sự thay đổi.

Minh chứng là qua các trang thiết bị và nghệ thuật pha chế được nâng tầm. Những người bán hàng cũng thành thạo hơn, có văn hoá hơn. Đồng thời, nguồn gốc chè cũng được truy xuất chặt chẽ nên người thưởng lãm yên tâm”.

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia
Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác thưởng thức hương vị trà Tân Cương

Gia đình ông Nguyễn Văn Hoan (trú tại xã Tân Cương) có thâm niên làm chè. Ông tự tay sao sấy từng búp chè. Ông Hoan cho biết, công đoạn sao sấy có tính quyết định đến sự ngon hay dở của chè.

Trước đây, với cách làm thủ công, chất lượng mỗi mẻ sao chè là may rủi. Đến nay có sự hỗ trợ đáng kể của máy móc, việc sao sấy chè có phần dễ dàng hơn nhưng phải thật tỉ mỉ, sơ sẩy một chút có thể hỏng cả mẻ chè.

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia

Các sản phẩm của HTX chè Hảo Đạt, Thái Nguyên

Nói về quy trình cho ra lò sản phẩm chè ngon, ông Hoan kể: “Đầu tiên, chè búp tươi hái về sẽ được cho vào tôn để ốp héo, rồi chuyển sang máy vò, sau đó cho chè đã vò kỹ và rũ tơi vào lại tôn quay để sao trong vòng 20 phút cho khô, lại đổ chè ra nia để nhặt bỏ phần cuống, lá già sót lại, bỏ chè vụn.

Cuối cùng là tiếp tục cho chè vào quay thêm vài phút khi hương chè thơm tỏa ra là được. Như vậy, để hoàn thành một mẻ chè 1.5 kg búp khô thường mất khoảng một giờ, qua 4 công đoạn chính: Diệt men - vò - sao - lấy hương”.

Theo những “nghệ nhân chè” ở đây, lấy hương là công đoạn rất khó, vì phải điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp. Lửa to quá thì chè sẽ bị vụn, cháy khét. Lửa nhỏ quá thì chè sẽ không thơm và không có phấn mốc cau. Mỗi tháng công việc sao sấy mất khoảng một tuần, còn hái chè cần nhiều thời gian, có thể là cả tháng.

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia
Không gian văn hóa trà của Hợp tác xã chè Hảo Đạt

Với mục đích gửi đến tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất, người dân vùng chè Thái Nguyên không chỉ chú trọng khâu sản xuất an toàn mà còn cả khâu chế biến. Những người sao chè của mỗi hộ gia đình, mỗi cơ sở sản xuất đã bằng tài hoa và công sức của mình làm ra những sản phẩn chè chất lượng, góp phần đưa thương hiệu chè Thái Nguyên ngày càng vươn xa.

Thưởng trà - nghệ thuật và công phu

Cùng với việc sản xuất chè, văn hoá trà Thái Nguyên có nét đặc trưng, từ cách pha trà, dâng trà và thưởng trà. Những điều đó tưởng như đơn giản nhưng khi tìm hiểu sâu sẽ thấy rất công phu, tỉ mỉ.

Riêng về pha trà đã có thể coi là một “môn nghệ thuật”, với quy tắc "Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm", tức là: Chọn nước pha; chọn trà ngon; cách pha tạo nên hương vị của chén trà; cách chọn ấm pha có thể giúp giữ hương vị, cũng như giữ nhiệt lâu hơn.

Kỳ 3: Văn hóa trà Thái - nét đẹp di sản quốc gia
Đoàn công tác của Hội Nhà báo TP Hà Nội tham quan và tìm hiểu tại xưởng sản xuất

Bà Nguyễn Thị Lan (ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên) chia sẻ, trà Thái Nguyên không chỉ để tiếp khách mà còn là nhu cầu thiết yếu của đa số người dân nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng. Mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu ấm trà nóng, cả gia đình sau mỗi bữa ăn quây quần bên nhau thưởng thức hương vị rất riêng của loại trà này.

Từ ngày xưa , trà đã đi vào truyền thống gia đình, văn hoá người Việt, từ tiếp khách, cưới hỏi cho đến các nghi thức của người Việt như Tết, lễ hội, lễ phật, chùa chiền… Vì thế, mọi người quan niệm trà là thứ nước thanh tao, thể hiện sự tôn kính và là nét văn hoá vô cùng đặc sắc.

Theo các chuyên gia, văn hóa trà Thái Nguyên còn thể hiện trong cách dâng trà và thưởng trà. Dâng chén trà đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén.

Người dâng trà và cả người nhận đều cung kính khiêm nhường, trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo sau đó đưa sang phía phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào phía trong, dâng chén lên sát mũi để có thể cảm nhận được hương trà, sau đó che miệng uống ngụm nhỏ.

Cách thưởng trà đó để cảm nhận được hương thơm tinh túy của thức uống này, nhận ra vị chát dịu nhẹ lúc ban đầu và vị ngọt dịu ở cổ họng sau khi uống, cùng hương vị thuần khiết của thiên nhiên mà trà Thái Nguyên mang lại. Đó cũng chính là sự khác biệt của văn hoá trà Thái Nguyên so với các sản phẩm khác.

Kỳ 3: Văn hoá trà Thái – nét đẹp di sản quốc gia

Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác thăm quan tại Không gian trưng bày của HTX chè Hảo Đạt

Thưởng thức không gian văn hóa trà Tân Cương, nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội chia sẻ: "Văn hóa trà Việt Nam không hề thua kém Trung Quốc hay Nhật Bản. Việt Nam cũng có bề dày về uống trà và thẩm trà.

Trà là một trong những biểu tượng đại diện cho không gian văn hóa của dân tộc ta. Thái Nguyên cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu trà Tân Cương của Việt Nam trên thương trường quốc tế để cùng thực hiện giấc mơ đưa trà Việt ra với thế giới".

Đọc thêm

150 tình nguyện viên phục vụ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 Nhịp điệu cuộc sống

150 tình nguyện viên phục vụ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10

TTTĐ - Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã lựa chọn 150 tình nguyện viên là đoàn viên thanh niên, sinh viên trên địa bàn tỉnh phục vụ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10.
Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên vùng đất huyền sử Du lịch

Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên vùng đất huyền sử

TTTĐ - Chiều 19/11, tại TP Kon Tum, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.
Khám phá vẻ đẹp Lai Châu kỳ vĩ ngay tại Đà Nẵng Du lịch

Khám phá vẻ đẹp Lai Châu kỳ vĩ ngay tại Đà Nẵng

TTTĐ - Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2024 tại TP Đà Nẵng sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Hà Nội và Incheon tăng cường hợp tác, quảng bá các sản phẩm du lịch Du lịch

Hà Nội và Incheon tăng cường hợp tác, quảng bá các sản phẩm du lịch

TTTĐ - Chiều 12/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo du lịch MICE giữa thành phố Hà Nội và thành phố Incheon.
"Long An - Khát vọng sông Vàm" Du lịch

"Long An - Khát vọng sông Vàm"

TTTĐ - Ngày 12/11, UBND tỉnh Long An đã tổ chức họp báo thông tin sự kiện Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Long An - Khát vọng sông Vàm". Đến dự có các phóng viên, nhà báo của 26 cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh.
Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn Nhịp điệu cuộc sống

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn

TTTĐ - Từ ngày 7 đến 12/12, Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) sẽ diễn ra tại Quảng Nam với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Vietjet SkyJoy nhận vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024 Du lịch

Vietjet SkyJoy nhận vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

TTTĐ - Chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số.
Booking.com gợi ý những điểm đến lý tưởng để du lịch một mình Du lịch

Booking.com gợi ý những điểm đến lý tưởng để du lịch một mình

TTTĐ - Một mình cũng chẳng sao! Du lịch một mình đang dần trở thành xu hướng trong năm 2024, với 75% du khách Việt Nam lên kế hoạch cho các chuyến đi "một người" trong năm nay.
Traveloka thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư thông qua hội thảo chiến lược cùng VNAT Du lịch

Traveloka thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư thông qua hội thảo chiến lược cùng VNAT

TTTĐ - Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã hợp tác với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (VNAT) tổ chức hội thảo về “Giải pháp du lịch thông minh và hợp tác chiến lược công - tư - Nâng cao trải nghiệm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch bền vững”.
Văn hóa đại chúng đang định hình xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt Du lịch

Văn hóa đại chúng đang định hình xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt

TTTĐ - Theo một nghiên cứu mới nhất từ Vero, du khách Việt Nam đang tìm kiếm những trải nghiệm du lịch gắn liền với văn hóa đại chúng, từ việc tham gia các sự kiện âm nhạc, ghé thăm các địa điểm “đặc trưng” trong những bộ phim nổi tiếng, cho đến việc đi xem các trận bóng đá trực tiếp đầy kịch tính kết hợp du lịch.
Xem thêm