Tag

Ký ức về Trung tướng Vương Thừa Vũ

Phóng sự 10/10/2023 13:00
aa
TTTĐ - Tháng 10/1954, Tướng Vương Thừa Vũ (1910-1980) chỉ huy đại đoàn 308 - đại đoàn quân tiên phong đầu tiên trở về tiếp quản Hà Nội. Sinh ra tại đất Thanh Trì, ông là Chủ tịch Ủy ban Quân chính đầu tiên của Thủ đô sau ngày giải phóng.
Trung tướng Nguyễn Bình - nhà quân sự tài năng, đức độ

Vị tướng tài ba của Thủ đô

Tại xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chính quyền và Nhân dân đều tự hào khi nhắc đến Trung tướng Vương Thừa Vũ - người con của mảnh đất kiên trung này. Ông đã đi xa rất nhiều năm, hiện tại, chỉ còn một căn nhà 3 gian đơn sơ cổ kính gợi nhớ sự hiện diện của ông song mỗi người dân Vĩnh Quỳnh vẫn cảm thấy hãnh diện khi được sinh ra ở mảnh đất đã nuôi lớn vị Chủ tịch Ủy ban Quân chính đầu tiên của Thủ đô sau ngày giải phóng.

Đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô năm 1954 (Ảnh tư liệu)

Những cảm xúc trên có thể thấy rất rõ qua lời kể của anh Nguyễn Hữu Cường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Vĩnh Quỳnh. Anh Cường nói rành rọt: “Tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi. Gia cảnh bần hàn, ông theo cha bôn ba rày đây mai đó, thậm chí, lang bạt sang tận Trung Quốc kiếm sống.

Tại Trung Quốc, ông đã có những cuộc tiếp xúc đầu tiên và dần có cảm tình với những người cộng sản như Nguyễn Ái Quốc, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn... Thông qua những cuộc tiếp xúc với các lãnh tụ cách mạng, ông đã được giác ngộ lý tưởng và quyết chí đi theo lý tưởng giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc”.

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam và năm 1942, bị đày tại trại giam Bá Vân (Thái Nguyên). Dù ở trong tù, ông vẫn nêu cao chí khí chiến đấu, không chịu khuất phục trước đòn roi tra tấn của quân thù. Tại đây, ông được những người cộng sản vận động và tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện quân sự trong tù.

Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Khi đó, ông đang bị giam tại Nghĩa Lộ (Yên Bái), cùng bạn tù phá ngục, sau đó dự định tổ chức bạo động giành chính quyền ở Nghĩa Lộ nhưng không thành. Ông buộc phải lẩn trốn sự truy bắt của địch - việc này lại dẫn đến chuyện ông mang tên Vương Thừa Vũ.

Trong cuốn “Những chặng đường chiến đấu”, chính ông đã ghi lại sự ra đời của cái tên Vương Thừa Vũ. Cụ thể, sau khi trốn thoát khỏi nhà tù Nghĩa Lộ tháng 3 năm 1945, ông lạc vào núi Pá Hu. Người trong bản tưởng ông là tay chân của Pháp nên bắt và định đem xử bắn. May thay, ông nghe và hiểu tiếng của người dân tộc.

Trước lúc bị hành hình, ông lắng nghe những người trong bản nói chuyện và biết rằng họ đều mang họ Vương. Do đó, khi được hỏi “mày họ gì”, ông buột miệng trả lời là họ Vương, cùng họ với người trong bản, nên được đón chào và giúp đỡ nuôi giấu một thời gian. Từ đó ông lấy tên là Vương Thừa Vũ để họat động cách mạng.

Luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, tướng Vương Thừa Vũ có rất nhiều dấu son đáng nhớ đối với lịch sử thành phố Hà Nội. Ông từng là Tư lệnh mặt trận Hà Nội, Đại đoàn trưởng đầu tiên tiếp quản Thủ Đô, và Chủ tịch Ủy ban Quân chính trong ngày giải phóng 10/10/1954.

Lật giở lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Quỳnh, anh Nguyễn Hữu Cường tiếp tục kể: “Khi Việt Minh giành chính quyền, ông được giao nhiệm vụ tiếp quản, phụ trách tổ chức và chỉ huy lực lượng Bảo an binh Hà Nội. Khi quân Pháp gây hấn tại Hà Nội, ông được cử giữ chức Khu trưởng Khu XI Hà Nội, sau đó đổi thành chỉ huy quân sự Khu II bảo vệ Hà Nội, Liên Khu phó Liên Khu 1.

Dự kiến quân Pháp sẽ nổ súng, Bộ Tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam đã chỉ định ông làm Tư lệnh Mặt trận Hà Nội, chỉ huy việc phòng thủ và tấn công quân Pháp tại Thủ đô nhằm mục đích kéo dài có lợi, sau đó rút lui bảo toàn lực lượng. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khi đã cầm chân được quân Pháp tại nội đô Hà Nội trong 2 tháng”.

Ký ức về Trung tướng Vương Thừa Vũ
Chiều 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng toàn quân làm lễ thượng kỳ tại Sân vận động Cột cờ Hà Nội, đánh dấu chính thức sự giải phóng của thành phố đầu não cả nước

Sau khi rút khỏi Hà Nội, ông được điều động về làm Khu bộ Phó Khu IV, dưới quyền Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, sau đó là Nguyễn Sơn. Cuối năm 1947, ông được giao nhiệm vụ làm Phân Khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá trong đợt phong chính thức đầu tiên của Việt Nam.

Khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp chuyển sang giai đoạn “chuẩn bị tổng phản công”, Đại đoàn đầu tiên của quân đội ta - Đại đoàn 308 được thành lập ở Thái Nguyên ngày 28/8/1949. Ông Vương Thừa Vũ được giao làm Đại đoàn Trưởng kiêm Chính ủy.

Đại đoàn 308 đã tham gia nhiều chiến dịch, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ. Những chiến công hiển hách của các đơn vị thuộc Đại đoàn “thép” gắn liền với tên tuổi của ông. Với những chiến công đó, ngày 28/9/1954, ông được thăng hàm Thiếu tướng.

Ký ức về Trung tướng Vương Thừa Vũ
Ngôi nhà giản dị của Tướng Vương Thừa Vũ tại huyện Thanh Trì

Tháng 10 năm 1954, Đại đoàn 308 - Đại đoàn quân tiên phong trở về tiếp quản Thủ đô. Tướng Vương Thừa Vũ vừa chỉ huy Đại đoàn, vừa giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội. Tinh mơ ngày 10/10/1954, hàng chục vạn người Hà Nội đã xuống đường, khắp phố phường rợp bóng cờ hoa, năm cửa ô đón chào đoàn quân trở về.

Chiều 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng toàn quân làm lễ thượng kỳ tại Sân vận động Cột cờ Hà Nội, đánh dấu chính thức sự giải phóng của thành phố đầu não cả nước.

Sinh thời, Trung tướng Vương Thừa Vũ đã kể lại không khí của ngày trở về ấy như sau: Riêng đối với Đại đoàn 308, Hồ Chủ tịch triệu tập cán bộ từ đại đội trở lên đến “đất Tổ”. Người dành cho một giờ học tập mà sử sách còn ghi mãi mãi: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”.

Con đường mang tên Vương Thừa Vũ
Con đường mang tên Vương Thừa Vũ

Bác nói về âm mưu và cuộc đấu tranh hiện nay của Nhân dân Hà Nội cũng như ở các vùng địch đang chuẩn bị rút; Về sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với nhiệm vụ lần này của Đại đoàn 308. Bác ân cần căn dặn: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng những âm mưu mà kẻ thù của hòa bình sẽ dùng để phá hoại hàng ngũ chúng ta. Các chú phải luôn luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, cán bộ sống gương mẫu, giản dị, bộ đội phải kỷ luật nghiêm minh. Nếu ai cũng giữ vững lập trường cách mạng và làm đúng chính sách thì không sợ một kẻ thù nào cả”.

Đảng ủy và Bộ chỉ huy Đại đoàn xác định đây là một cuộc chiến đấu rất phức tạp giữa cách mạng và phản cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, ta quyết thắng và phải thắng trọn vẹn.

Khi ấy, Chỉ huy Vương Thừa Vũ đã đích thân giáo dục, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ đề cao cảnh giác, tích cực rèn luyện giữ vững phẩm chất: “Trong chiến tranh anh đã anh dũng xông pha lửa đạn, không ngã trước viên đạn bằng đồng nhưng hãy cẩn thận trong hòa bình. Nếu không giữ được phẩm chất cách mạng, anh có thể “chết” vì những viên đạn bọc đường. Trước kẻ thù hung dữ, trang bị đến tận răng, anh có thể là một anh hùng nhưng đi vào một xã hội xa hoa, phù phiếm, nếu không giữ vững phẩm chất cách mạng chưa chắc anh đã có dũng khí vượt qua…”.

Vũ Cường

Đọc thêm

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền Xã hội

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

TTTĐ - Cột mốc Trường Sa Đông do cựu lính đảo Trần Văn Xuất xây dựng trên đất liền, không chỉ là cầu nối cho các đồng đội của ông có cơ hội trùng phùng mà còn là một biểu tượng giáo dục cho các thế hệ trẻ về tình yêu với biển đảo của Tổ quốc.
Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Xem thêm