Lâm Đồng kiến nghị đầu tư hạ tầng trọng điểm sau sáp nhập
Lâm Đồng thanh tra 20 dự án tại các khu công nghiệp Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Chi tiết phương án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Lâm Đồng mới |
![]() |
UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, bao gồm đường cao tốc, quốc lộ và đường sắt |
Sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ trở thành tỉnh có diện tích lên đến 24.233km², lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, hệ thống giao thông kết nối giữa các địa phương còn nhiều hạn chế.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cấp hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Lâm Đồng đã gửi báo cáo lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, bao gồm đường cao tốc, quốc lộ và đường sắt.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch nâng cấp Quốc lộ 28 từ quy mô cấp IV lên cấp III miền núi; hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp đoạn Gia Nghĩa - Đắk Som - Di Linh (dài khoảng 104km) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
![]() |
Việc nâng cấp Quốc lộ 28 cũng như hạ tầng giao thông khác sẽ góp phần cải thiện đáng kể khả năng kết nối giữa Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận |
Ngoài ra, tỉnh cũng đề xuất xây dựng tuyến đường động lực kết nối thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, không có tuyến cao tốc kết nối Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất bổ sung quy hoạch này.
Tỉnh kiến nghị đầu tư xây dựng cao tốc trước năm 2030, nhằm kết nối các trung tâm đô thị Phan Thiết - Đà Lạt - Gia Nghĩa một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Tỉnh cũng đề xuất tuyến đường này phải đảm bảo khoảng cách ngắn nhất, tiết kiệm, thuận lợi và khả thi nhất.
Tương tự như đường bộ, quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 cũng chưa có tuyến đường sắt Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng bổ sung quy hoạch, xây dựng tuyến đường sắt này, kết nối với đường sắt Bắc - Nam.
Đối với đường vào Thủy điện Đồng Nai 4, đoạn qua Lâm Đồng đã được tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án. Đoạn qua Đắk Nông (dài 12km) đã được UBND tỉnh Đắk Nông đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 - 2030.
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông, với dân số dự kiến hơn 3,3 triệu người và 124 đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm hành chính, chính trị sẽ đặt tại thành phố Đà Lạt.
Việc sáp nhập này đặt ra nhiều thách thức về kết nối và phát triển đồng bộ, trong đó hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt. UBND tỉnh Lâm Đồng hy vọng các kiến nghị này sẽ được Chính phủ quan tâm xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của tỉnh Lâm Đồng mới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo động lực thúc đẩy liên kết vùng, liên kết tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng bùng nổ mùa du lịch hè 2025

Phân luồng phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành hàng đầu Liên bang Nga

Khẳng định sự phát triển vươn mình, tầm vóc, vị thế đất nước trong kỷ nguyên mới

Phê duyệt hồ sơ mời thầu dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Núi Bà Đen xuất hiện “mây ngũ sắc đôi” tại lễ trồng 108 cây bồ đề

Bình Dương: Sạt lở tại tuyến đường đang sửa chữa ở TP Bến Cát

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án
