Lâm Đồng: "Loạn" biến tướng hiến đất làm đường để phân lô, bán nền
“Phong trào” hiến đường tách thửa...
Từ đầu năm 2020, tỉnh Lâm Đồng liên tục có làn sóng hàng loạt cá nhân từ người bản địa, người nơi khác đến địa phương mua đất rồi xin hiến đường phục vụ dân sinh sau đó dựa vào quy định tách thửa của tỉnh để phân lô từ phân lô đất nông nghiệp làm thủ tục chuyển lên thổ cư và bán. Nhiều diện tích lên tới nhiều hecta xin tách thửa từ vài nền đến vài chục nền, có diện tích có đủ (tuỳ vào quy hoạch và địa phương cho phép) mà không cần làm thủ tục phê duyệt bất kỳ pháp lý nào thêm.
Qua khảo sát tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hầu hết nơi xin hiến đường đang còn là những đồi chè, đồi cà phê, đất trồng cây hoa màu, lác đác nhà, đến khu vực không nhà, không người ở bỗng có những con đường xẻ ngang, xẻ dọc được trải nhựa, làm vỉa hè, một số khu đất có cả cống thoát nước, đèn đường…
Qua tìm hiểu hầu hết là các khu đất của các cá nhân xin hiến đất làm đường phục vụ dân sinh tuy nhiên đến nay vẫn chỉ là những khu đất đường bê tông mà không có người ở. Nhưng điều ngạc nhiên là nhiều khu đất trải nhựa, bao vỉa hè trên lại đã có cấp sổ, thậm chí nhiều khu đất còn có sổ riêng từng nền trước khi hoàn thành đường hiến…
Năm 2020, trước những bát nháo của việc phân lô, tỉnh Lâm Đồng đã ra có động thái yêu cầu ngưng hiến đường, tách thửa, sau đó ra quyết định 04/2021 ngày 19/1/2021 quy định về diện tích phân lô tách thửa và Sở Xây dựng tỉnh cũng ra các yêu cầu bắt buộc, Sở Tài nguyên và Môi trường liên tục có ý kiến yêu cầu các huyện cho biết quy hoạch, phù hợp với quy định của pháp luật của các địa phương … Nhưng dường như chỉ giảm đi phần nào tình hình xin hiến đất làm đường tách thửa mang bán.Đến đây bạn đọc đặt vấn đề: Việc xẻ đồi, đất đang làm nông nghiệp xin hiến đất làm đường phục vụ dân sinh nhưng không có người ở, không người qua lại thì lợi ích sẽ thuộc về ai? Đặc biệt sau đó các khu đất trên lại được phân lô, tách thửa ra sổ, thậm chí lên thổ cư?
Tình trạng trên đang xảy ra nhiều tại các xã Đam’ri (TP. Bảo Lộc); xã Lộc Tân, Lộc Ngãi, Lộc Quảng, Lộc Phú, B'lá, Lộc An của huyện Bảo Lâm; xã Mê Linh, Đông Thanh, thị trấn Nam Ban, Nam Hà, Tân Thanh, Gia Lâm… (Lâm Hà); thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng), TT. Di Linh (Di Linh)…
Đến loạn dự án ma…
Sau khi có nhiều phản ánh, vừa qua Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm, Lâm Hà và TP Bảo Lộc rà soát pháp lý 19 dự án đất nền trên địa bàn.
Cụ thể, theo văn bản số 376/VPĐKĐĐ ngày 26/4 của Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, 19 dự án trong đó TP Bảo Lộc có 13 dự án: Dự án Pank Hill, Quốc lộ 20, xã Lộc An (Công ty cổ phần Phúc Long, PNJ làm chủ đầu tư); Dự án Golden City, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát (Công ty Era Holdings làm chủ đầu tư); Dự án La Beaute & La Nature, đường Lý Thái Tổ (Công ty địa ốc Tín Thành và Công ty BĐS Ngọc Châu Á làm chủ đầu tư); Dự án Đam B’ri Ecovill, thôn 14, xã Đam B’ri (Công ty Hưng Vượng Real làm chủ đầu tư).
Huyện Bảo Lâm có 5 dự án: Dự án La Beaute & La Nature, đường Lý Thái Tổ, xã Lộc Tân (Công ty địa ốc Tính Thành và Công ty BĐS Ngọc Châu Á làm chủ đầu tư); Dự án Forest Hill, ngã 5 Đam B’ri, Lộc Tân (Công ty Phúc Long PNJ làm chủ đầu tư); Dự án Sun Valley, xã Lộc Quảng (Công ty BĐS Khải Hưng làm chủ đầu tư); Dự án Tropicana Garden, xã B’lá (Công ty Hải Phát Land làm chủ đầu tư); Dự án Farm Hill, ĐT 725, xã Lộc Ngãi (Công ty TNT Group làm chủ đầu tư)… và các dự án khác (nếu có).Dự án Pine Valley, đường Lý Thường Kiệt, phường Lộc Phát (Công ty BĐS Thanh Hưng làm chủ đầu tư); Dự án Đam B’ri Hill Village, đường Lý Thái Tổ, xã Đam B’ri (Công ty Bee Land đầu tư và phân phối bán hàng); Dự án Bảo Lộc Greenwich (Công ty Phú Hoàng Investment làm chủ đầu tư); Dự án 70 Đạm B’ri, đường Lý Thường Kiệt, phường Lộc Sơn (Công ty GM Holding làm chủ đầu tư); Dự án Sun Flower Village, thôn 14, xã Đam B’ri (Công ty BĐS Thanh Hưng làm chủ đầu tư); Dự án Gem Paradise, ngã 5, xã Đam B’ri (Công ty Red Star làm chủ đầu tư); Dự án Rocky Hill Village Bảo Lộc; Dự án Tropicana Garden Bảo Lộc…và các dự án khác (nếu có).
Sở TN&MT tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan nhanh chóng kiểm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất, là đất xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp hay san gạt để làm đường giao thông của các dự án.Huyện Lâm Hà có 1 dự án: Dự án Mê Linh Garden Hill, xã Mê Linh (Công ty cổ phần Maicom Việt Nam phân phối)… và các dự án khác (nếu có).
Đồng thời, cung cấp các thông tin về nguồn gốc đất đai (số thửa, tờ bản đồ, tổng diện tích, người sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), tổng số thửa sau khi tách, chuyển mục dích sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở hay chưa, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan tại các khu vực...
Để tìm hiểu các vấn đề trên, chúng tôi đã xác minh tại xã Đạm B’ri, TP Bảo Lộc nơi có hàng loạt dự án như Đambri Hill Village; Khu nghỉ dưỡng Country Home (trung tâm xã Đambri) do Công ty TNHH Phát triển nhà Bảo Lộc phân phối; Dự án Gem Paradise, ngã 5, xã Đạm B’ri (Công ty Red Star làm chủ đầu tư); Dự án La Melodie (Công ty cổ phần quản lý và vận hành Thông Minh làm chủ đầu tư)…Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm, Lâm Hà và TP Bảo Lộc phải khẩn trương triển khai thực hiện, báo cáo, cung cấp thông tin các nội dung và văn bản liên quan về Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Lâm Đồng trước ngày 3/5/2021.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hán – Chủ tịch UBND xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc cho hay “hiện trên địa bàn Thanh tra tỉnh đang thanh tra tại địa phương, đang chờ kết luận. Từ năm 2020 đến nay trên địa bàn xã không có bất kỳ dự án khu dân cư hay dự án du lịch nghỉ dưỡng, dự án biệt thự nào.”
Trước thông tin địa phương đưa ra, dư luận không khỏi đặt vấn đề các dự án đang được hàng loạt công ty chào bán tại xã ĐamB'ri như Công ty TNHH Phát triển nhà Bảo Lộc; Công ty Red Star; Công ty cổ phần quản lý và vận hành Thông Minh; Công ty Hưng Vượng Real; Công ty Eras Land; Công ty BĐS Thanh Hưng... có đang bán dự án ma?
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin!