Làm rõ vai trò của văn hóa trong sự phát triển nhanh, bền vững đất nước
Dấu mốc mới chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam Văn hóa tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” Thúc đẩy sự kết nối nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào với quyết tâm chính trị cao |
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị |
Chủ trì Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng.
Tại điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các ban Đảng của Thành ủy, HĐND, UBND TP, Sở, ban, ngành của TP...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội |
Định hướng tại phiên thảo luận, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị; Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về văn hóa; Chuyển hóa nhận thức thành hành động; Đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, thực chất, thực sự là phong trào tự nguyện, tự giác của người dân, từng gia đình, tập thể cộng đồng.
Đội ngũ Đảng viên, cán bộ công chức viên chức phải nêu gương trong việc thực hiện văn hóa đạo đức, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống cũng như vận động của xã hội, mọi lĩnh vực sinh hoạt, quan hệ con người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của XHCN và "soi đường cho quốc dân đi".
Toàn cảnh Hội nghị Văn hóa toàn quốc |
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng yêu cầu các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, thảo luận làm rõ thành tựu, hạn chế trong thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối chủ trương phát triển của Đảng; Tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, nhất là môi trường văn hóa đoàn kết dân chủ, kỷ cương, trọng tâm là môi tường văn hóa lành mạnh, phát huy giá trị tích cực của thuần phong mỹ tục, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Chú trọng hoạt động bảo vệ, phát huy di sản dân tộc nói chung và một số lĩnh vực khác của văn hóa nói riêng như: Phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa, phát huy vai trò truyền thông, chủ động hội nhập hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa; Tham gia các giải pháp trước mắt và lâu dài, xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa và đội ngũ văn nghệ sĩ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước...