Tag

Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về 700 tỷ đồng mỗi năm

Nông thôn mới 27/08/2022 16:44
aa
TTTĐ - Trong những ngày cuối tháng 8 này, người dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang tất bật thu hoạch na chính vụ (loại cây được ví như vàng trên đá). Với diện tích trồng trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỷ đồng/năm. Hiện nay, nhiều diện tích na trên địa bàn Chi Lăng đã sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.
Cơ hội có một không hai săn “siêu phẩm” shophouse tại Lạng Sơn Vị trí đắc địa - "Át chủ bài" của dự án shophouse Apec Diamond Park Lạng Sơn Lạng Sơn: Triệu tập Giám đốc Công ty CP Toàn Phát để làm rõ khoản tiền "lót tay" Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn xử phạt vi phạm hành chính gần 5 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Chi Lăng là một huyện thuộc vùng đồi núi thấp nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 70.418,89 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 76,24%, đất phi nông nghiệp chiếm 5,0%, đất chưa sử dụng chiếm 18,76%.

Trong những năm qua, người dân nơi đây đã tập trung trồng cây na góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Nhiều hộ dân trong huyện đã có thu nhập khá, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm. Từ thôn, bản nghèo khó nay đã có 60-70% hộ giàu.

Ông Vi Nông Trường – Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) thông tin việc phát triển trồng na góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Tỉnh Lạng Sơn) thông tin việc phát triển trồng na góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Na Chi Lăng tập trung ở các xã  Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ.
Na Chi Lăng tập trung ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ

Trao đổi với PV, ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cho biết, vùng sản xuất Na Chi Lăng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ.

Với diện tích trồng na ước đạt trên 2.300 ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỷ đồng. Hiện nay, diện tích na trên địa bàn Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92 ha.

Dự kiến đến hết năm 2022, có 3 sản phẩm Na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP bốn sao; 1 sản phẩm Na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP ba sao.

Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Người dân sử dụng cáp treo để vận chuyển na từ trên núi cao xuống dưới
Người dân sử dụng cáp treo để vận chuyển na từ trên núi cao xuống dưới
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Theo người dân ở Chi Lăng, giá bán buôn na tại vườn dao động từ 30.000 đồng đến 80.000/kg đồng tùy loại.
Theo người dân ở Chi Lăng, giá bán buôn na tại vườn dao động từ 30.000 đồng đến 80.000/kg đồng tùy loại.P

Cũng theo vị Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), chương trình “Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản năm 2022” giúp quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và các nông sản đặc sản, tạo điều kiện phát triển nghề nông và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân, góp phần phục hồi kinh tế của huyện Chi Lăng nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Hội chợ cũng nhằm tôn vinh các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty tiêu biểu, xuất sắc đã có nhiều đóng góp trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Na và các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP và nông nghiệp an toàn.

Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về mỗi vụ 700 tỷ đồng
Dù thời tiết mưa bão nhưng người dân phẩn khởi đi thu hoạch na chính vụ giao cho thương lái
Dù thời tiết mưa bão nhưng người dân phẩn khởi đi thu hoạch na chính vụ giao cho thương lái

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm