Tag

Lạng Sơn: Thanh tra toàn diện doanh nghiệp sản xuất da Nguyên Hồng bức tử môi trường nghiêm trọng

Bạn đọc 19/09/2018 07:30
aa
TTTĐ – Ngày 11/9 vừa qua, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất da Nguyên Hồng. Doanh nghiệp này hiện đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân sống cạnh Công ty từ nhiều năm nay vì mùi hối thối bốc ra trong quá trình sản xuất.

Lạng Sơn: Thanh tra toàn diện doanh nghiệp sản xuất da Nguyên Hồng bức tử môi trường nghiêm trọng

Theo nội dung Quyết định số 286/QĐ-STNMT ngày 11/9/2018 thì đoàn thanh tra sẽ thanh tra công tác chấp hành quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với Công ty Nguyên Hồng từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và quyết định phê duyệt, cấp phép về tài nguyên nước.

Quyết định Thanh tra 30 ngày đối với công ty Cổ phần TMSX da Nguyên Hồng nổi tiếng gây ô nhiễm môi trường
Quyết định Thanh tra 30 ngày đối với công ty Cổ phần TMSX da Nguyên Hồng nổi tiếng gây ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, nếu cần thiết, Đoàn thanh tra trưng tập đơn vị tham gia đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường để xác định hành vi vi phạm.

Được biết, Công ty CP Thương mại Sản xuất Da Nguyên Hồng bắt đầu hoạt động từ năm 2005 tại thôn Nà Lòong, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng hoạt động trong lĩnh vực tái chế, sản xuất da trâu, da bò. Từ khi đi vào hoạt động, người dân xã Tân Mỹ ngày ngày phải hứng chịu mùi không khí khủng khiếp như mùi xác động vật chết khiến người dân nơi đây "kêu trời" nhiều năm nay.

Theo tìm hiểu, hàng chục năm qua, người dân thôn Nà Lòong luôn phải hứng chịu nguồn nước, không khí ô nhiễm nghiêm trọng từ quá trình tái chế, sản xuất da từ Công ty CP Thương mại Sản xuất Da Nguyên Hồng thải ra. Mức độ ô nhiễm tới mức mà khi đi qua khu vực Công ty ai cũng phải bịt mũi lại vì mùi không khí nồng nặc vô cùng khó chịu.

Bể chứa nước thải của công ty da Nguyên Hồng xây dựng nằm sát suối Khởi Luông nhằm mục đích gì
Bể chứa nước thải của công ty da Nguyên Hồng xây dựng nằm sát suối Khởi Luông nhằm mục đích gì

Mùi không khí khủng khiếp như mùi xác động vật chết, vậy mà dân chúng tôi vẫn phải chịu hàng ngày nhiều năm nay – một người dân sống ở khu vực này bức xúc cho biết. Trước khi có nhà máy này mọc lên, cái suối này nước vẫn rất sạch, rất nhiều cá, chỉ cần đi bắt 15 - 20 phút là có vài con cá to bằng bàn tay mang về ăn. Nhưng giờ đây, cá thì chết sạch, gà vịt không dám thả, bởi cứ thả là chết vì dòng suối bị ô nhiễm nghiêm trọng – một người dân nói thêm.

Theo người dân cho biết, vào mùa hè, nhất là những ngày nồm, nhà ai cũng thế, cả ngày không dám mở cửa, đến bữa ăn phải dọn ra khu bếp đằng sau nhà để ăn. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền nhưng vẫn không cải thiện gì.

Đáng nói là, nguồn nước sinh hoạt xưa nay là nước suối, nhưng nay bị ô nhiễm, nhiều gia đình phải đào giếng khoan, tận dụng bơm nước giếng lên bể nước công cộng rồi chờ nước lắng để sinh hoạt khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tâm lý lo lắng.

Trước đó, sáng 22/11/2017, đoạn suối chảy từ khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) chảy qua địa phận thôn Háng Mới và Bản Chang, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng dài gần chục km xuất hiện màu trắng đục và có mùi hôi, khiến cá chết hàng loạt.

Rất khó để có thể thâm nhập được vào bên trong của công ty da Nguyên Hồng
Rất khó để có thể thâm nhập được vào bên trong của công ty da Nguyên Hồng

Nhận được phản ánh của người dân, đoàn công tác của tỉnh do ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn, làm trưởng đoàn đã đến hiện trường kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích môi trường, xác định nguyên nhân.

Tại biên bản làm việc sáng 24/11/2017, Công ty CP Thương mại sản xuất da Nguyên Hồng thừa nhận lúc 23 giờ ngày 21/11 đến 1 giờ sáng ngày 22/11 đã để xảy ra sự cố nước thải chưa qua xử lý (khối lượng xả thải khoảng 50 m3) thải ra môi trường, gây ô nhiễm dòng suối.

Ông Lành Văn Lâm - Giám đốc công ty này lý giải do công nhân vận hành đã “vô tình” không kiểm tra kỹ cửa xả, dẫn đến nước thải tràn ra suối, khiến cá chết. Sau khi phát hiện, công ty đã khắc phục, không cho nước thải tiếp tục tràn ra ngoài. Ông Lâm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về môi trường do đơn vị gây ra.

Liên quan tới thực trạng ô nhiễm môi trường của công ty Nguyên Hồng, trao đổi với PV, ông Tôn Tiến Tùng – Chuyên viên phòng TNMT huyện Văn Lãng cho biết việc người dân phản ánh mùi không khí ô nhiễm là có thật. Chúng tôi thương xuyên giám sát hoạt động của công ty trong quá trình hoạt động. Hiện nay, công ty đã xây bể lắng chứa nước thải. Bên cạnh đó, trong mùa mưa bão này còn yêu cầu công ty phải kiểm tra, gia cố lại bể chứa nước thải để đề phòng bị vỡ chảy ra suối.

Bên trong nhà máy sản xuất da Nguyên Hồng
Bên trong nhà máy sản xuất da Nguyên Hồng

Theo ông Chu Văn Nam – Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh Lạng Sơn cho biết. Về hoạt động của công ty da Nguyên Hồng thì các cơ quan ban ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm và thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Hiện nay, công ty này nằm trong 17 doanh nghiệp được giám sát thường xuyên về xả thải.

Để có thêm thông tin, PV đã liên hệ làm việc với Giám đốc Sở Y tế Lạng Sơn về việc người dân bị ảnh hưởng như thế nào khi thường xuyên phải hít thở không khí ô nhiễm như vậy. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở này không làm việc vì lý do bận họp và hẹn sẽ làm việc sau.

Theo luật sư Vi Văn Diện (Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cần phải chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp yêu cầu Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất da Nguyên Hồng trong quá trình hoạt động phải có biện pháp khắc phục, xử lý nước thải, khí thải để đảm bảo môi trường sống cho người dân. Nếu trong quá trình hoạt động mà không xử lý được cần phải áp dụng biện pháp đình chỉ sản xuất để khắc phục nhằm đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.

Báo TTTĐ sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm