Tag

“Làng thông minh” tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn Bình Dương

Nông thôn mới 25/11/2022 09:06
aa
TTTĐ - Những năm qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh Bình Dương diễn ra rất mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh Bình Dương cũng là một trong những địa phương bước đầu triển khai mô hình “làng thông minh” thành công, từng bước tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho người dân.
Bình Dương phải phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, bền vững, không để ai ở lại phía sau Bình Dương khen thưởng các đơn vị có thành tích phá án nhanh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công Thượng tá Võ Văn Hồng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Dĩ An

Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang và hiện đại

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn Bình Dương đã có sự thay đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, Bình Dương có 22/46 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang và hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Trong đó, các địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư sản xuất, khuyến khích phát triển các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trong nông thôn.

“Làng thông minh” tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn Bình Dương
Bình Dương hiện có 22/46 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Đặc biệt, với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh Bình Dương từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 89,23% trong cơ cấu kinh tế, trong khi đó nông nghiệp chiếm 3,1%. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, tỉnh sẽ hoàn thành 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, có ít nhất 10 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 100% huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới; Hoàn thành xây dựng thí điểm “Làng thông minh” trên địa bàn xã Bạch Đằng và nhân rộng đối với các xã còn lại, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020; Hoàn thành việc thực hiện thí điểm Đề án xây dựng Nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện đối với huyện Bàu Bàng và nhân rộng đối với các địa bàn còn lại, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

Xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với mô hình “làng thông minh”

Theo Quyết định số 2949/QĐ-UBND, ngày 2/10/2020, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, phê duyệt kế hoạch thực hiện thí điểm xây dựng “Làng thông minh” trên địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên giai đoạn 2020 - 2025, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu sẽ hoàn thành việc thực hiện thí điểm xây dựng “làng thông minh” và cùng với xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, tỉnh Bình Dương sẽ có “làng thông minh” đầu tiên.

Từ năm 2010, xã Bạch Đằng được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chọn thí điểm xây dựng Nông thôn mới. Đến cuối năm 2013, xã đạt 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (thu nhập bình quân đạt 62 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,97 lần so với năm 2014).

Trong giai đoạn 2021 - 2025, xã Bạch Đằng tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, thực hiện nhiệm vụ xây dựng thí điểm “Làng thông minh” theo kế hoạch đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

“Làng thông minh” theo mô hình được xây dựng tại xã Bạch Đằng là nơi tập trung nhiều sáng kiến liên quan đến những vấn đề và nhu cầu hiện nay trong cộng đồng, như công nghệ, nông nghiệp, việc làm, nâng cao năng suất lao động cho người dân nông thôn, sự gắn kết của cộng đồng, y tế, giáo dục,…

Trong tương lai, đây sẽ là nơi đạt các chỉ tiêu như thân thiện với thiên nhiên, môi trường, vừa là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, vừa phát triển du lịch sinh thái, trở thành một “biểu tượng xanh” cho tỉnh Bình Dương, con người thân thiện, hòa hợp cùng tự nhiên trong không gian xanh.

“Làng thông minh” tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn Bình Dương
Phát triển nông nghiệp thông minh trở thành một “biểu tượng xanh” cho tỉnh Bình Dương

Bên cạnh đó, những ứng dụng trong công nghệ thông tin sẽ được đưa vào quá trình quản lý sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh của cộng đồng dân cư và hỗ trợ cơ quan nhà nước trên địa bàn xã Bạch Đằng. Các hạng mục điển hình là hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống thoát nước, camera an ninh, cây xanh hai bên đường giao thông… sẽ được xây dựng; rác thải, nước thải cũng sẽ có phương án thu gom và xử lý. Cảnh quan không gian xanh, sạch, đẹp được chú trọng xây dựng và duy trì.

Việc xây dựng “Làng thông minh” của xã Bạch Đằng được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề hướng đến xây dựng Nông thôn mới thông minh trong tương lai ở tỉnh Bình Dương, bảo đảm xây dựng Nông thôn mới gắn với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, bảo đảm hài hòa các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.

Trong thời gian tới, xã tiếp tục rà soát, đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, kết nối đồng bộ với các đô thị Tân Uyên, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), bảo đảm sự gắn kết giữa xây dựng Nông thôn mới với phát triển đô thị xanh.

Trong đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới phát triển hệ thống giao thông gắn với cải tạo cảnh quan, môi trường sống cho nhân dân; Ứng dụng hệ thống chiếu sáng hiện đại (đèn led tiết kiệm năng lượng hoặc đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời); Lắp đặt camera an ninh ở các nút giao thông quan trọng để tăng cường giám sát an ninh trên địa bàn xã; Phát triển hệ thống cây xanh ở các tuyến đường giao thông.

Dự kiến đến năm 2025, có trên 80% đường giao thông do xã quản lý được lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, có hệ thống cây xanh hai bên đường, 100% nút giao thông quan trọng đều được lắp đặt camera an ninh. Địa phương sẽ lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí tại các điểm dân cư tập trung, khu vực công cộng trên toàn xã, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin...

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết: Mục tiêu trọng tâm của việc thực hiện Đề án xây dựng “Làng thông minh Bạch Đằng” là nâng cao chất lượng cuộc sống, trở thành một nơi đáng sống cho người dân. Trong tương lai, xã Bạch Đằng là nơi đạt các chỉ tiêu như thân thiện với thiên nhiên, môi trường, vừa là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, vừa phát triển du lịch sinh thái, trở thành một “biểu tượng xanh” cho tỉnh Bình Dương.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm